Tuổi thơ là giai đoạn vàng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Trong đó, việc bồi dưỡng khả năng sáng tạo và tư duy logic đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và vẽ tranh chính là một hoạt động tuyệt vời giúp bé đạt được điều này. Bài viết này của Pibokid sẽ chia sẻ 23 lợi ích của việc cho trẻ học vẽ, từ đó giúp ba mẹ đưa ra quyết định sáng suốt trong việc định hướng giáo dục cho con của mình.
23 lợi ích của việc cho trẻ học vẽ [Phát triển tư duy sớm]
Mục lục :
Tuổi thơ là giai đoạn vàng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Trong đó, việc bồi dưỡng khả năng sáng tạo và tư duy logic đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và vẽ tranh chính là một hoạt động tuyệt vời giúp bé đạt được điều này.
Bài viết này của Pibokid sẽ chia sẻ 23 lợi ích của việc cho trẻ học vẽ, từ đó giúp ba mẹ đưa ra quyết định sáng suốt trong việc định hướng giáo dục cho con của mình.
Ba mẹ có nên cho trẻ học vẽ từ sớm?
Nhà giáo dục người Mỹ, John Caldwell Holt từng khẳng định: "Lợi ích của việc trẻ dành 1 tiếng để vẽ tranh vượt xa việc ngồi xem các chương trình giải trí trong 9 tiếng". Vẽ tranh không chỉ đơn thuần là hoạt động vui chơi mà còn mang lại vô số lợi ích cho sự phát triển của con.
Theo các nghiên cứu khoa học, vẽ tranh giúp kích thích hoạt động của cả não trái và phải. Qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ. Não trái điều khiển logic, ngôn ngữ, phân tích, trong khi não phải phụ trách sự sáng tạo, tư duy trừu tượng và cảm xúc.
Bên cạnh đó, quỹ đạo phát triển khả năng vẽ ở bé gắn liền với tâm lý và thể chất. Ở mỗi giai đoạn, các con sẽ có những nét vẽ độc đáo, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo riêng biệt:
- 2 - 3 tuổi: Con bắt đầu nhận thức về bố cục, hình dạng cơ bản và đường nét. Những nét vẽ nguệch ngoạc là cách bé thể hiện thế giới xung quanh.
- 3 - 4 tuổi: Trẻ có thể vẽ những hình ảnh cụ thể hơn, có ý nghĩa và bắt đầu đặt tên cho tác phẩm của mình.
- 4 - 5 tuổi: Bé chú trọng vào chi tiết, vẽ những gì mình thích và thể hiện câu chuyện qua bức tranh.
- Sau 6 tuổi: Bức tranh của trẻ trở nên chân thực và sinh động hơn, thể hiện kỹ năng vẽ và tư duy hình ảnh phát triển.
Vì sao ba mẹ nên cho con học vẽ từ nhỏ?
Khi trẻ con bắt đầu bước vào thế giới hội họa, các con có thể nhìn thế giới xung quanh mình một cách sáng tạo hơn.
1. Kích thích trí nhớ qua hoạt động vẽ tranh
Vẽ tranh là một hoạt động không chỉ giúp bé thỏa sức sáng tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển trí não, đặc biệt là khả năng ghi nhớ.
Khi vẽ tranh, các con cần tập trung cao độ để quan sát tỉ mỉ các chi tiết xung quanh, ghi nhớ và hình dung sự vật trong tâm trí. Sau đó, các con sẽ sử dụng khả năng sáng tạo của mình để tái hiện những hình ảnh đó lên tranh vẽ.
Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động quan sát, ghi nhớ và xử lý thông tin, giúp kích thích trí nhớ của bé phát triển hiệu quả. Đây là những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển trí tuệ toàn diện của trẻ.
2. Nuôi dưỡng tiềm năng nghệ thuật trong trẻ
Trí tưởng tượng phong phú ở bé chính là chìa khóa mở ra cánh cửa sáng tạo và thể hiện bản thân. Khi đắm chìm trong thế giới tưởng tượng, bé có thể tự do sáng tạo kịch bản và nhập vai vào những câu chuyện phi thường.
Bên cạnh đó, hoạt động vẽ tranh mang đến cơ hội cho trẻ lựa chọn và phối hợp màu sắc để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Trẻ dần hình thành nhận thức về cái đẹp và cảm nhận được sự hài hòa mà màu sắc mang lại cho bức tranh.
3. Cánh cửa dẫn lối cho cảm xúc của trẻ
Học vẽ mở ra cánh cửa giao tiếp giúp bé kết nối với thế giới xung quanh. Khi ngôn ngữ còn hạn chế, những nét vẽ trở thành cầu nối để trẻ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ một cách tự nhiên.
Từ những nét vẽ nguệch ngoạc, bé dần hình thành khả năng sáng tạo, truyền tải ý tưởng và cảm xúc độc đáo thông qua từng tác phẩm. Qua đó, vẽ tranh sẽ góp phần định hình nhân cách và kỹ năng sống cho trẻ trong tương lai.
4. Giúp trẻ phát triển tư duy đa chiều
Nhiều bậc phụ huynh còn e dè khi cho bé học vẽ vì lo lắng con mình không có năng khiếu nghệ thuật. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Học vẽ mang lại vô số lợi ích cho bé nhà bạn, đặc biệt là trong việc phát triển tư duy và nâng cao kết quả học tập.
Theo nghiên cứu, vẽ tranh giúp kích thích tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ và phân tích thông tin ở bé. Các con phải tập trung chú ý vào chi tiết, sử dụng các giác quan để cảm nhận thế giới xung quanh và thể hiện ý tưởng của mình.
Lợi ích của việc cho trẻ học vẽ từ sớm
Vẽ tranh không chỉ là một hoạt động giải trí đơn thuần mà còn giúp con phát triển toàn diện. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho trẻ học vẽ mà ba mẹ cần nắm được.
1. Tăng cường khả năng vận động
Nhiều người cho rằng vẽ tranh chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy và cảm xúc. Thế nhưng, việc học vẽ ngay từ lúc nhỏ còn hỗ trợ trẻ rèn luyện kỹ năng vận động. Điều này được thể hiện thông qua cách điều khiển bút vẽ bằng tay, kết hợp với mắt để quan sát vật thể.
Trong suốt quá trình vẽ tranh, bé sẽ biết sử dụng các ngón tay một cách khéo léo để tạo ra những hình ảnh yêu thích. Đồng thời, cơ thể của con lúc vẽ cũng tự động điều chỉnh tư thế và phối hợp với tay nhịp nhàng. Chính vì vậy, vẽ tranh rất lợi cho sự phát triển các cơ quan vận động ở trẻ em.
2. Khơi dậy tư duy logic nhạy bén ở trẻ
Một lợi ích của việc cho trẻ học vẽ từ sớm là giúp con phát triển khả năng tư duy logic nhạy bén. Các thao tác quan sát, tạo nét hay phối màu giúp con nhận biết các sự vật xung quanh tốt hơn.
Khi vẽ và tô màu, bộ não của trẻ sẽ phải vận động để xác định và phối hợp các hình dáng, màu sắc thật hài hòa. Điều này đòi hỏi ở bé sự tập trung, suy nghĩ để bức tranh trở nên có ý nghĩa. Đây chính là bước quan trọng giúp trẻ nhìn nhận và phân tích thông tin một cách logic.
3. Nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo
Trẻ có thể tự do khám phá và phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình. Ba mẹ nên khuyến khích con suy nghĩ nhiều hơn, vận dụng khả năng sáng tạo để thể hiện ý tưởng của mình. Qua đó, những tác phẩm của trẻ không chỉ độc đáo mà còn mang đậm phong cách cá nhân.
4. Cải thiện khả năng ghi nhớ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ dưới 16 tuổi có khả năng quan sát và ghi nhớ tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu không được rèn luyện thường xuyên, trẻ sẽ mất đi kỹ năng ghi nhớ chủ động. Một trong những cách giúp bé nâng cao trí nhớ chính là vẽ tranh.
Thông qua hoạt động vẽ, bé sẽ phải quan sát và tái hiện lại vật thể, chi tiết bằng trí nhớ của mình. Trẻ có khả năng ghi nhớ lâu thì bức tranh càng tỉ mỉ, sinh động.
5. Rèn luyện kỹ năng quan sát
Lợi ích của việc cho trẻ học vẽ tiếp theo đó là phát triển khả năng quan sát. Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.
Việc được học vẽ từ sớm sẽ hỗ trợ cho bé khả năng tập trung vào những đối tượng xác định. Từ đó, các con biết cách quan sát và gạt bỏ những đối tượng không liên quan.
6. Khơi dậy trí tưởng tượng phong phú
Khả năng tưởng tượng và nhận biết trẻ vô cùng đặc biệt so với người lớn. Vì vậy, tác phẩm của các họa sĩ nhỏ tuổi này cũng vô cùng “ấn tượng”. Thế giới của trẻ nhỏ không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc nào, mà vô cùng rực rỡ và đầy màu sắc.
Nếu một ngày con của bạn vẽ một bông hoa biết hát, ông mặt trời có râu, đám mây biết cười, … Thì đó chính là biểu hiện trẻ có khả năng tưởng tượng tuyệt vời. Dù bức tranh có bố cục lộn xộn và hơi khó hiểu, nhưng bạn hãy cứ yên tâm và để con thỏa sức tưởng tượng nhé!
7. Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của trẻ
Hoạt động vẽ tranh còn là phương pháp duy trì cảm xúc tích cực đối với trẻ em. Các màu sắc tươi sáng được chứng minh giúp con trút bỏ những suy nghĩ tiêu cực, giảm căng thẳng.
Ngoài ra, học vẽ giúp trẻ tìm được mục đích sống ý nghĩa bởi chính những thông điệp mà con muốn truyền tải. Các chủ đề vẽ tranh tuy đơn giản nhưng lại góp phần xây dựng tinh thần lạc quan, yêu đời ở trẻ. Từ đó khiến cho các con hình thành thái độ sống an nhiên và vui vẻ.
8. Giúp con bộc lộ cảm xúc qua hình ảnh, màu sắc
Tâm tư của trẻ sẽ được phản ánh chân thực dựa trên màu sắc, đường nét hay những hình thù mà con tạo ra. Vì vậy, nếu trẻ chỉ dùng những nét vẽ chồng chéo với màu sắc ảm đạm cho thấy tâm trạng của con đang không tốt hoặc gặp phải vấn đề về tâm lý.
Ngược lại, bức tranh có những nét vẽ mềm mại, màu sắc tươi sáng cho thấy tâm trạng của con rất ổn định. Qua đó cho thấy vẽ tranh chính là công cụ giúp trẻ bày tỏ cảm xúc vui, buồn, hờn giận một cách sống động.
9. Bé có thể tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc bản thân
Năng lực bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ thông qua lời nói của trẻ nhỏ chưa thể phát triển được như người lớn. Thế nhưng qua bức vẽ, trẻ lại có thể bày tỏ thái độ, tính cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Chỉ với một tờ giấy trắng, con được thoải mái thể hiện ước mơ, sở thích hay những gì mà mình quan tâm.
10. Giúp rèn luyện đa kỹ năng
Trong suốt khoảng thời gian học vẽ, bé được tạo điều kiện để sáng tạo không ngừng, phối hợp với khả năng tư duy, logic. Quá trình này còn đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ, sử dụng trí tưởng tượng phong phú mà không khiến bản thân cảm thấy nhàm chán, khó chịu.
11. Xây dựng những đức tính tốt đẹp
Quá trình học vẽ đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính tỉ mỉ và cẩn thận ở trẻ. Các con sẽ có cảm giác muốn chinh phục, trở nên tự tin hơn khi hoàn thành tốt một bức tranh.
Không chỉ có vậy, khả năng cảm thụ thẩm mỹ và yêu thích cái đẹp của trẻ cũng được kích thích khi học vẽ. Các con sẽ biết cách quan sát, đánh giá về màu sắc, hình dáng và bố cục của bức tranh. Hành động này góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích và khám phá cái đẹp trong cuộc sống.
12. Kích thích sự phát triển não bộ ở bé
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng chúng ta nên sử dụng cả não trái và não phải để tận dụng tối đa khả năng con người. Lợi ích của việc cho trẻ học vẽ giúp luyện cả hai bán cầu não này. Việc suy nghĩ phải vẽ cái gì, vẽ như thế nào sẽ làm thúc đẩy não trái hoạt động.
Ngược lại, khi bé nhận biết màu sắc, hình dáng và không gian một cách tự nhiên, não phải cũng sẽ được kích thích sự sáng tạo. Thế nên khi tham gia hội họa, trẻ có thể kích hoạt cả não trái và não phải cùng làm việc.
13. Giúp con trở nên cẩn thận, tỉ mỉ
Để tạo nên một bức tranh đẹp, con phải học cách vẽ những đường nét thật chính xác và cẩn thận khi tô màu. Bởi một sai sót có thể khiến cả bức tranh trở nên xấu đi. Qua đó, bé được rèn luyện sự tỉ mỉ một cách trực tiếp khi học vẽ.
Ngoài ra, bé cũng hiểu được để trở thành một họa sĩ giỏi cần phải kiên trì và không ngừng luyện tập. Chính vì thế, các con sẽ học được đức tính kiên nhẫn và không bỏ cuộc khi thực hiện một công việc bất kỳ.
14. Hội họa giúp bé giảm stress, vui tươi hơn
Lợi ích của việc cho trẻ học vẽ - giảm stress tuyệt vời đối với trẻ nhỏ. Khi vẽ tranh, các con sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái và thư giãn hơn. Bởi bộ não của bé lúc này cần tập trung vào việc tạo nên một bức vẽ đẹp. Do đó, con sẽ bị phân tâm và thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
15. Phát triển khả năng giao tiếp
Việc tạo nên những bức vẽ nghệ thuật là cách để trẻ giao tiếp và trao dồi ngôn ngữ của mình. Các con được theo học vẽ từ sớm sẽ dễ dàng trò chuyện với bạn bè, thầy cô. Hơn nữa, hoạt động trên lớp cũng giúp trẻ thêm tự tin, cải thiện giao tiếp với người xung quanh.
16. Phát triển nhận thức ở trẻ
Hoạt động nghệ thuật này góp phần lớn trong việc hình thành và phát triển nhận thức ở trẻ. Các con sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng thông qua hình ảnh quan sát được. Điều này giúp trẻ phần nào hiểu bản chất của các vấn đề gần gũi trong cuộc sống.
17. Xây dựng kỹ năng lập kế hoạch
Để hoàn thiện một bức tranh, bé phải biết được nên vẽ chi tiết nào trước, tô màu phần nào sau. Vì vậy, trẻ được tiếp xúc và dần hình thành thói quen lập kế hoạch khi thực hiện một công việc.
18. Gia tăng sự phối hợp liên tục giữa tay-mắt
Khi vẽ tranh, trẻ sẽ biết cách vận dụng sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Các con được rèn luyện kỹ năng điều khiển ngón tay một cách linh hoạt và mắt quan sát chi tiết tỉ mỉ. Điều này mang đến lợi ích to lớn cho sự phát triển vận động ở trẻ.
19. Nâng cao nhận thức thị giác
Học vẽ đem lại sự thu hút cho bé về mặt thị giác. Bao gồm các thao tác như ghi nhớ trực quan, nhận biết đồ vật giống nhau cho dù khác kích thước hoặc màu sắc.
20. Tăng cường khả năng tập trung
Vẽ tranh đòi hỏi sự tập trung cao độ ở trẻ. Đó là lý do khiến các con có khả năng tập trung lâu hơn các hoạt động khác. Lợi ích của việc cho trẻ học vẽ trong trường hợp này là giúp con bạn biết cách loại bỏ các tác nhân gây xao nhãng để chuyên tâm vào hình ảnh mà con muốn thể hiện.
21. Giúp con tìm ra cách giải quyết vấn đề
Khi vẽ tranh, trẻ phải tự quyết định xem nên dùng đường nét như thế nào, sử dụng màu sắc gì để phù hợp với hình vẽ. Từ đó, con sẽ dần biết cách kiểm soát vấn đề và tìm cách xử lý chúng mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn.
Ngoài ra, trẻ cũng học được rất nhiều kinh nghiệm khi gặp phải các sự cố trong lúc vẽ hoặc tô màu. Điều này giúp con tích lũy kinh nghiệm, khi gặp lại tình huống tương tự sẽ không bất ngờ, lúng túng mà bình tĩnh tìm cách giải quyết.
22. Quen dần với kỹ năng cầm bút
Khi học vẽ từ sớm, bé sẽ được tiếp xúc với những công cụ hội họa cơ bản. Điều này mang lại nhiều trải nghiệm để củng cố những kỹ năng quan trọng trước khi trẻ học viết. Chẳng hạn như kỹ năng cầm bút, phối hợp hai tay, tăng cường sức mạnh của bàn tay,…
23. Tạo nền tảng cho việc hình thành kiến thức toán học
Vẽ tranh cung cấp kiến thức cơ bản cho kỹ năng tư duy toán học. Thông qua việc xây dựng khái niệm như tỷ lệ và đối xứng, trẻ sẽ không cảm thấy lạ lẫm với những bài toán liên quan đến hình học. Ngoài ra, hội họa còn giúp trẻ tiếp cận với các suy luận logic, khoa học.
Một số cách dạy trẻ học vẽ
Bên cạnh việc tìm hiểu lợi ích của việc cho trẻ học vẽ thì có rất nhiều cách để dạy trẻ em học vẽ một cách sáng tạo và thú vị mà ba mẹ có thể tham khảo như:
1. Quan sát
Quan sát là phương pháp đầu tiên mà các bậc phụ huynh nên áp dụng khi dạy trẻ học vẽ. Các con sẽ học cách ghi nhớ, hồi tưởng lại những các đối tượng mà mình quan từng quan sát.
Để thực hiện, ba mẹ nên chuẩn bị cho bé bút chì và giấy vẽ. Ngoài ra, ba mẹ cần khuyến khích con vẽ lại bất cứ những gì đã quan sát được mà không sử dụng tẩy.
Ở giai đoạn này, ba mẹ không nên ép trẻ vẽ theo những gì người lớn nhìn thấy. Hãy khuyến khích con vẽ bằng sự quan sát và khả năng sáng tạo những đồ vật xung quanh.
2. Vẽ hình khối
Khi đã làm quen phương pháp quan sát, ba mẹ hãy kết hợp với các hình khối cơ bản như vuông, tam giác, tròn. Sau đó con sẽ sử dụng những hình khối này để tạo ra các bức tranh hoàn chỉnh. Chẳng hạn, bé có thể sử dụng hình tròn để vẽ ông mặt trời , hình vuông để vẽ ngôi nhà…
3. Vẽ không nhìn xuống
Đối với phương pháp này, ba mẹ hãy tập cho trẻ bằng cách đặt một tờ giấy lên trên bút chì để che đường vẽ. Trong khoảng thời gian đầu, ba mẹ cần hướng dẫn bé vẽ các đường nét cơ bản, rồi đến từng phần của hình dạng một cách riêng biệt.
Ngoài ra, ba mẹ nên khuyến khích con giảm tần suất nhìn xuống và kiểm tra sự tiến bộ của trẻ. Điều này giúp con phát triển khả năng ghi nhớ, tăng cường sự tập trung và tạo sự tự tin trong quá trình vẽ.
Xem thêm: 23 Bí Quyết Dạy Trẻ Kém Tập Trung Đơn Giản [Giúp Con Học Tốt]
4. Đặt những câu hỏi gợi mở
Khi bắt đầu dạy vẽ cho con, ba mẹ hãy sử dụng câu hỏi gợi mở để khuyến khích bé truyền đạt bất cứ những gì mà mình thấy. Ba mẹ có thể hỏi bé về những gì con quan sát được ở xung quanh hoặc gợi ý chủ đề cụ thể.
Hãy kích thích sự sáng tạo của trẻ bằng cách thêm các chi tiết xung quanh nhân vật đó. Ví dụ, ba mẹ có thể gợi ý cho trẻ vẽ về chủ đề trường học. Sau đó yêu cầu con sử dụng trí tưởng tượng của mình để vẽ những chi tiết khác.
5. Xây dựng câu chuyện
Trẻ em luôn đam mê sáng tạo và kết hợp các câu chuyện với bức tranh của mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể áp dụng phương pháp này trong quá trình dạy bé học vẽ. Ba mẹ hãy khuyến khích con vẽ và viết nên những mẩu chuyện ngắn.
Sau đó, ba mẹ tổng hợp thành một cuốn sách và để con tự tay trang trí bìa thật sinh động. Cuối cùng, ba mẹ hãy động viên sự sáng tạo và cố gắng của trẻ bằng cách đặt chúng lên giá sách của con. Điều này khiến trẻ cảm thấy vui và dễ dàng thể hiện những hình vẽ của mình hơn.
Các bước chuẩn bị cần thiết cho bé học vẽ
Khi bé đến tuổi học vẽ, phụ huynh cần chú ý đến một số điều quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con phát triển năng khiếu và sở thích:
- Chuẩn bị không gian vẽ thoải mái: Bàn ghế phù hợp, che phủ bề mặt bằng giấy báo hoặc khăn để trẻ vẽ thoải mái, tránh làm bẩn.
- Dụng cụ vẽ phù hợp: Bao gồm bút chì màu, sáp màu, màu nước, giấy vẽ,... theo lứa tuổi và sở thích của trẻ.
- Thiết lập quy tắc: Ba mẹ cần quy định nơi để dụng cụ, số lượng màu sử dụng, cách làm sạch đồ dùng,... để bé rèn luyện tính nề nếp.
- Khuyến khích sáng tạo: Cho phép bé tự do vẽ theo ý tưởng, không áp đặt khuôn mẫu.
- Lựa chọn đối tượng vẽ thích hợp: Bắt đầu từ hình cơ bản, dần đến các chi tiết phức tạp hơn, phù hợp với khả năng của bé.
- Động viên và khen ngợi bé: Dù bức tranh của con không hoàn hảo, ba mẹ hãy khen ngợi sự cố gắng và khuyến khích bé tiếp tục vẽ và trau dồi kỹ năng trong tương lai.
- Chấp nhận sự lộn xộn: Vết bẩn, bút màu vương vãi là điều bình thường, ba mẹ cần hướng dẫn bé cách dọn dẹp cho sạch sẽ.
- Giới thiệu kỹ thuật nâng cao: Khi bé có năng khiếu, ba mẹ hãy cho con học thêm các kiến thức, kỹ thuật mới.
Ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ học vẽ
Việc cho trẻ học vẽ không chỉ giúp các con tránh xa điện thoại mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác. Đây là những ý kiến của phụ huynh dựa trên những trải nghiệm thực tế và những chuyên gia hội họa.
Chị L.T.M.N, quận 10, TP.HCM chia sẻ về quyết định cho con học vẽ của mình. Việc này đã giúp con gái chị phát triển sự sáng tạo và kỹ năng phân biệt màu sắc. Đặc biệt, từ khi học vẽ, con gái chị cũng giảm sử dụng điện thoại, thể hiện sự tập trung cao độ vào việc vẽ tranh.
Tương tự, chị N.T.N, quận 3, TP.HCM cho biết con trai mình ít nói và ngại giao tiếp nhưng lại rất thích vẽ. Việc tham gia lớp học vẽ đã giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua niềm đam mê với nghệ thuật.
Chị T.T.K.V, giáo viên Trường Quốc tế Á Châu – Bậc tiểu học IPS, cũng chia sẻ về sự hứng thú của các em học sinh khi tham gia môn học vẽ. Những bức tranh được vẽ bởi trẻ em không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần sáng tạo và niềm đam mê.
Theo các chuyên gia, việc cho trẻ học vẽ từ 3 - 4 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển tư duy sáng tạo và khả năng quan sát. Hội họa không chỉ giúp trẻ phát triển trí tuệ mà còn thúc đẩy sự linh hoạt và thông minh của não bộ.
Xem thêm: 26 Cách Giúp Trẻ Thông Minh Hiệu Quả [Bí Quyết Từ Chuyên Gia]
Hướng dẫn trẻ học vẽ từ cơ bản nhất
Vẽ tranh là một trong những hoạt động sáng tạo tuyệt vời giúp con của bạn rèn luyện khả năng tư duy, bộc lộ cảm xúc và thể hiện bản thân. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách dạy trẻ học vẽ cơ bản:
- Vẽ các hình khối, màu sắc: Ba mẹ bắt đầu dạy con vẽ các hình dạng cơ bản như đường thẳng, hình tròn, hình vuông, tam giác. Trẻ nên sử dụng các dụng cụ vẽ phù hợp với lứa tuổi như bút chì màu, sáp màu, hoặc bút lông.
- Vẽ con vật: Bé có thể vẽ các con vật đơn giản như mèo, chó, chim, cá. Ba mẹ nên chia nhỏ con vật thành các hình dạng cơ bản và hướng dẫn trẻ vẽ từng bộ phận.
- Dạy trẻ tô màu: Trẻ nên bắt đầu với các bức tranh đơn giản, ít chi tiết. Ba mẹ cần hướng dẫn bé chọn màu sắc phù hợp với bức tranh. Ví dụ: trời thường có màu xanh, cây cối xanh lá, hoa hồng, trắng, tím…
- Dạy trẻ tạo nên những câu chuyện: Các con có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo câu chuyện xung quanh bức tranh. Sau đó, ba mẹ cùng bé chia sẻ câu chuyện của đó với mọi người.
- Hướng dẫn ngồi vẽ đúng chuẩn: Ba mẹ nên chọn chỗ ngồi phù hợp, có đủ ánh sáng và phù hợp với chiều cao của bé . Ngoài ra, hãy giúp con ngồi thẳng lưng, hai vai thả lỏng, chân đặt phẳng trên sàn.
Tổng hợp một số hình tập vẽ cho trẻ
Dưới đây là 4 chủ đề vẽ tranh cơ bản cùng các hình vẽ đơn giản, phù hợp cho trẻ mới bắt đầu:
- Chủ đề về con người: Dạy con vẽ hình dáng, khuôn mặt, cơ thể và biểu cảm của con người. Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng quan sát và thể hiện cảm xúc thông qua nghệ thuật.
- Chủ đề những điều gần gũi xung quanh bé: Ba mẹ hướng dẫn trẻ vẽ các đồ vật hàng ngày như sách vở, cảnh quan xung quanh nhà. Qua đó, con sẽ hiểu và trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.
- Chủ đề các loài động vật: Dạy trẻ vẽ tranh con vật cho bé tô màu như mèo, chó, chim hoặc cá. Việc này sẽ giúp bé hiểu về thế giới động vật và cũng rèn luyện khả năng tập trung và kiên nhẫn.
- Chủ đề phương tiện di chuyển: Ba mẹ dạy con vẽ ô tô, xe máy hoặc tàu hỏa. Từ đó con sẽ hiểu về các phương tiện di chuyển và khám phá thế giới xung quanh mình.
Những ứng dụng, website hỗ trợ trẻ học vẽ
Dưới đây là danh sách 5 ứng dụng hỗ trợ bé học vẽ mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Web tô màu mô hình 3D của Pibokid: Trải nghiệm tô màu trong không gian 3 chiều sẽ giúp bé phát triển khả năng tư duy không gian và thị giác. Web hiện cung cấp nhiều mô hình 3D đa dạng như động vật, phương tiện giao thông, đồ chơi,...
- ColorMe: Một ứng dụng vẽ và tô màu dành cho trẻ em với giao diện thân thiện và các hình ảnh đa dạng. ColorMe giúp bé phát triển khả năng sáng tạo và tư duy màu sắc thông qua tranh công chúa cho bé tô màu theo ý thích.
- Coloring Book: Hiện đang cung cấp hàng ngàn mẫu tranh để trẻ em tô màu. Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp các công cụ vẽ như bút chì, bút sáp giúp các con rèn luyện kỹ năng vẽ và tô màu một cách linh hoạt.
- How to Draw: Ứng dụng này hướng dẫn bé cách vẽ các hình đơn giản như hoa, động vật, phong cảnh to Draw cung cấp các bước vẽ chi tiết và dễ hiểu, giúp trẻ phát triển kỹ năng từ những bước cơ bản.
- How to Draw Mickey: Nếu con của bạn là fan hâm mộ của nhân vật hoạt hình Mickey thì ứng dụng này sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Với các bước vẽ Mickey đơn giản và dễ thực hiện, trẻ sẽ có cơ hội học hỏi và thử sức với nhân vật yêu thích của mình.
Lưu ý khi dạy trẻ học vẽ trên giấy, máy tính
Đừng chỉ chú ý vào lợi ích của việc cho trẻ học vẽ! Để có thể dạy bé học vẽ một cách hiệu quả, có một số điều mà ba mẹ cần lưu ý như:
1. Khuyến khích con khám phá thế giới màu sắc
Ba mẹ cần tập trung giúp trẻ làm quen với các màu sắc cơ bản và đồ vật quen thuộc như cây cối, hoa lá, động vật, ngôi nhà, và con người. Từ đó, bé sẽ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, đồng thời phát triển khả năng quan sát.
2. Trao cho bé niềm tin, sự khích lệ
Trong quá trình học vẽ, ba mẹ cần luôn động viên và khích lệ con. Dù kết quả có không như mong đợi, hãy luôn tôn trọng dành những lời khen cho sự nỗ lực của con. Điều này giúp trẻ tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật.
3. Lấy cảm hứng từ những điều con yêu thích
Khi dạy trẻ học vẽ, ba mẹ hãy chọn những chủ đề mà con yêu thích như siêu anh hùng, công chúa, hoặc nhân vật hoạt hình. Việc này sẽ kích thích sự hứng thú và tò mò của bé. Từ đó giúp con tiếp thu kiến thức một cách tích cực hơn.
4. Mở rộng tầm nhìn cho con bằng hình ảnh
Để trẻ phát triển ý tưởng và sáng tạo trong việc vẽ, ba mẹ nên cho con xem hình ảnh từ sách, tranh ảnh. Hoặc tạo cơ hội cho con tham quan bảo tàng nghệ thuật, công viên, triển lãm. Điều này giúp mở rộng tầm nhìn và tạo nguồn cảm hứng mới cho trẻ.
Lời kết
Bài viết đã chia sẻ 23 lợi ích của việc cho trẻ học vẽ. Đây là một hoạt động hữu ích giúp bé phát triển toàn diện về trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng vận động. Do đó, ba mẹ hãy tạo điều kiện cho con tham gia vẽ tranh khi còn nhỏ để con có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình.