Hầu hết cha mẹ đều cảm thấy sốt ruột trước tình trạng con thường xuyên mất tập trung và lơ đễnh khi làm việc nào đó. Phụ huynh cần có phương pháp dạy trẻ kém tập trung ngay trong giai đoạn đầu đời. Từ đó đảm bảo trí não và thể chất của trẻ được phát triển một cách toàn diện. Cùng Pibokid tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

23 bí quyết dạy trẻ kém tập trung đơn giản [Giúp con học tốt]

Mục lục :

Hầu hết cha mẹ đều cảm thấy sốt ruột trước tình trạng con thường xuyên mất tập trung và lơ đễnh khi làm việc nào đó. Phụ huynh cần có phương pháp dạy trẻ kém tập trung ngay trong giai đoạn đầu đời. Từ đó đảm bảo trí não và thể chất của trẻ được phát triển một cách toàn diện. Cùng Pibokid tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Trẻ thường mất tập trung có đáng lo không? 

Ở giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, trẻ chỉ chú ý đến những gì mình thích, do đó sự thiếu tập trung là hiệu tượng bình thường. Tuy nhiên, từ 6 tuổi trở đi nếu bé vẫn thường xuyên không thể tập trung vào mục tiêu/nhiệm vụ thì thật đáng lo ngại. Vì khí đó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến trí tuệ và việc học của con bạn.   

Tổng quan về vấn đề kém tập trung ở trẻ 

Đối với các độ tuổi đầu đời, bé sẽ rất thích khám phá thế giới xung quanh, nhưng lại nhanh chán. Từ đó dẫn đến việc trẻ luôn tìm kiếm điều mới lạ và không chú tâm khi phải làm một nhiệm vụ cụ thể. Cha mẹ cần tìm hiểu các cách dạy trẻ kém tập trung ngay tại nhà để khắc phục tình trạng này. 

Song song với đó, trong một số trường hợp thì giới y học cho rằng việc kém tập trung là hội chứng bệnh lý, chia làm 2 loại:

  • ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder): Là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, tỷ lệ mắc bệnh là 3 - 5/100 trẻ. Tại 2 trường tiểu học ở Hà Nội, trong 1594 học sinh thì có 3% trẻ mắc hội chứng này.  
  • ADD (Attention Deficit Disorder): Là chứng rối loạn giảm chú ý (không nặng bằng ADHD). 
Tìm hiểu tình trạng trẻ kém tập trung ở Việt Nam
Tìm hiểu tình trạng trẻ kém tập trung ở Việt Nam

Dấu hiệu của trẻ bị kém khả năng tập trung 

Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây, phụ huynh cần khẩn trương tìm hiểu cách dạy trẻ kém tập trung hoặc sử dụng giải pháp từ bác sĩ. Cụ thể:

  • Lơ là, mơ màng và cảm thấy mệt mỏi khi tham gia học tập hay các hoạt động hàng ngày.
  • Gặp khó khăn khi muốn ghi nhớ và tiếp thu kiến thức (học trước, quên sau). 
  • Có tò mò nhưng dễ chán nản và không kiên nhẫn để hoàn thành công việc.
  • Trẻ không lắng nghe, xoay qua xoay lại khi nói chuyện với cha mẹ, thầy cô, bạn bè,...
  • Không chú ý tiểu tiết, dẫn đến gặp lỗi thiếu cẩn thận khi làm bài tập và các công việc khác.
  • Thường xuyên quên và làm mất đồ dùng (sách vở, bút thước, giày dép,...).
  • Trường hợp bị ADHD: Thiếu kiên nhẫn, bốc đồng, hiếu động, khó tập trung và thường xuyên bị phân tâm dẫn đến kết quả nhiệm vụ không cao.
  • Trường hợp bị ADD: Không có dấu hiệu tăng động rõ ràng, thường gặp khó khăn trong việc chú ý bài học và các hoạt động thông thường.

Lưu ý: Nếu trẻ bị tăng động sẽ có dấu hiệu rõ ràng khác, ví dụ: Khó kiềm chế cảm xúc, la hét, kéo tóc, cáu giận, ngọ nguậy tay chân, hoạt động không ngừng, ngủ ít,... Cha mẹ cần biết điều này để có phương pháp rèn luyện sự tập trung cho trẻ hiệu quả.

Triệu chứng nhận biết bé bị kém tập trung
Triệu chứng nhận biết bé bị kém tập trung

Nguyên nhân trẻ bị kém tập trung 

Như mọi vấn đề khác, để có cách dạy trẻ kém tập trung thì phụ huynh cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này đối với con mình: 

Trường hợp thông thường

Một số nguyên nhân chính làm trẻ mất tập trung:

  • Trẻ bị hấp dẫn và phân tâm bởi các yếu tố có ở môi trường xung quanh.
  • Ánh sáng không phù hợp, có thể quá chói lọi hoặc quá tối.
  • Sự quấy rầy từ người khác (đùa giỡn, chọc ghẹo, la mắng,...).
  • Tiếp xúc thiết bị công nghệ quá sớm khiến trẻ mất đi sự hứng thú với thế giới bên ngoài.
  • Tiếng ồn từ xe cộ, phương tiện và tiếng nói chuyện.
  • Chế độ dinh dưỡng không cân đối do thiếu các chất quan trọng như: Sắt, kẽm, và các loại vitamin.
  • Trẻ chưa quen với việc tuân thủ các quy tắc, kỷ luật và dễ bỏ cuộc giữa chừng.
  • Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sự sảng khoái và năng lượng của trẻ vào ngày hôm sau.
  • … 

Trường hợp bệnh lý

Lý do khiến trẻ mắc bệnh lý kém tập trung:

  • Tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương hoặc béo phì đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.
  • Thiếu động lực trong thời gian dài làm mất đi sự hứng thú, khiến bé dễ dàng có tâm lý chán nản.
  • Suy nghĩ tiêu cực hay chịu quá nhiều lời chỉ trích cũng tác động không ít đến khả năng chú tâm của trẻ nhỏ.
  • Sự căng thẳng, lo sợ hoặc mặc cảm có thể làm suy giảm khả năng tập trung ở con bạn.
  • Nếu trong gia đình có người mắc hội chứng thiếu tập trung, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này do di truyền.
  • … 
Xác định nguyên nhân trẻ nhỏ bệnh kém tập trung
Xác định nguyên nhân trẻ nhỏ bệnh kém tập trung

Bí quyết dạy trẻ kém tập trung hiệu quả

Pibokid chia sẻ đến bậc phụ huynh một số bí kíp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả, gồm: 

1. Luôn đồng hành cùng con 

Cha mẹ tham gia vào hoạt động vui chơi/học tập cùng con là cách tốt nhất để tăng khả năng chú ý ở trẻ. Vì khi có phụ huynh, bé sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn để tập trung vào hoạt động đang làm. 

Đối với trẻ mắc ADHD hay ADD thì việc được chơi cùng cha mẹ sẽ hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, tương tác, bày tỏ cảm xúc,... Từ đó có thể thấy mỗi phụ huynh nên đặc biệt quan tâm và dành nhiều thời gian hơn cho con cái. 

2. Giải pháp tĩnh - động

Khi dạy trẻ kém tập trung, cha mẹ không nên đặt nhiều áp lực về chuyện học. Hãy kết hợp phương pháp hoạt động “tĩnh - động” để tăng sự hiệu quả. 

Ví dụ: Nên cho trẻ tạm dừng học ngay lập tức nếu nhận thấy dấu hiệu của sự chán nản. Sau đó chuyển sang các hoạt động giải trí nhằm giúp trẻ giảm áp lực, thư giãn tinh thần. 

3. Lên lịch học/thời khóa biểu 

Hãy xây dựng thời gian học cụ thể và tìm kiếm sự đồng thuận từ phía con của bạn. Vì trẻ sẽ tôn trọng và tuân thủ tốt lịch học nếu được đóng góp ý kiến thay vì chịu sự áp đặt của cha mẹ. 

Lưu ý: Việc phụ huynh giám sát trẻ học tập là rất quan trọng, tuy nhiên đừng lơ là hoặc khắc khe thái quá. 

Cùng con xây dựng lịch học hợp lý
Cùng con xây dựng lịch học hợp lý

4. Thấu hiểu suy nghĩ của trẻ 

Trên thực tế, dù áp dụng vô vàn cách dạy trẻ kém tập trung nhưng cha mẹ chưa hiểu con thì kết quả vẫn không được như mong muốn. Hãy thường xuyên trò chuyện, tạo mối quan hệ gần gũi, đáng tin cậy để thấu hiểu suy nghĩ của trẻ. 

Lưu ý: Phụ huynh cần tránh mất bình tĩnh và la mắng, vì điều này gây ra sự tiêu cực đến các bé đang trong giai đoạn nhạy cảm.

5. Trò chơi phát triển tư duy, sự tập trung 

Sự tập trung không chỉ hình thành thông qua quá trình học tập. Các trò chơi mang tính giáo dục cũng góp phần không nhỏ vào kết quả cuối cùng. Pibokid giới thiệu đến cha mẹ của bé một số dạng trò chơi yêu cầu sự chú tâm và kiên nhẫn:

  • Đồ chơi xếp hình, lắp ráp. 
  • Trò điều khiển (robot, xe đua,...).
  • Các game trí tuệ (cờ vua, sudoku,...).
  • Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền.
  • Các trò vẽ tranh, tô màu.

Pibokid mách các bậc phụ huynh trò chơi tô màu mô hình 3D với nhiều lợi ích cho trẻ em như:

  • Phát triển tư duy nhờ hình ảnh và màu sắc.
  • Tăng khả năng tập trung của não bộ, rèn tính kiên nhẫn. 
  • Cải thiện sự tự tin và giao tiếp cộng đồng. 
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh tâm lý (đặc biệt là ADHA, ADD,...).
  • Nâng cao sự sáng tạo từ giai đoạn đầu đời.
  • Cho phép bé sớm nhận biết các màu sắc xung quanh.

Cha mẹ hãy bắt đầu cho con sử dụng trò chơi tô màu mô hình 3D - phát triển bởi Pibokid nhé!

Tô màu mô hình 3D phát triển sự tập trung cho trẻ
Tô màu mô hình 3D phát triển sự tập trung cho trẻ

6. Tạo môi trường yên tĩnh 

Nhiều nghiên cứu y khoa nói rằng: Cảm xúc và hiệu suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều khi trẻ bị kích thích thị giác. Và đó là lời giải thích cho một trong những lý do dẫn đến việc bé thiếu sự chú ý.

Để dạy trẻ kém tập trung, cha mẹ cần xây dựng không gian riêng phù hợp với lứa tuổi của con, sắp xếp bàn học gọn gàng và tối giản giúp bé ít phân tâm. Đặc biệt, khi không gian đáp ứng sở thích, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và hứng thú hơn khi học. 

7. Khởi động trước khi học 

Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động học tập nào, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chạy nhảy hoặc vui chơi thoải mái. Điều này giúp cải thiện sự lưu thông máu và tạo điều kiện tốt cho việc tiếp thu kiến thức, cải thiện trí tuệ của bé. 

Ví dụ: Khi ở nhà, trước khi bắt đầu học, cha mẹ nên yêu cầu con ngồi hoặc nằm xuống để hít thở sâu trong vài phút. Từ đó giúp trẻ thư giãn và chuẩn bị tâm trí sẵn sàng cho việc tập trung vào bài học. 

8. Đừng ngại nói lời khen 

Không chỉ áp dụng trong hoạt động dạy trẻ kém tập trung, việc khen ngợi luôn là cách thúc đẩy sự phát triển của hầu hết các bé. Trẻ thích nhận lời khen và sẽ cố gắng làm lại những hành động được tán dương. Dần dần, con của bạn sẽ rèn luyện tính tập trung để có kết quả tốt đẹp và thói quen tích cực. 

Luôn dành lời khen cho sự cố gắng của con
Luôn dành lời khen cho sự cố gắng của con

9. Đặt mục tiêu cố gắng

Việc đặt ra mục tiêu và cung cấp các phần thưởng là cách khuyến khích trẻ phấn đấu. Nhưng phụ huynh cần phân chia quá trình này thành nhiều bước nhỏ để trẻ dễ dàng tiến bộ. Đồng thời, cha mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn và hỗ trợ giúp con hoàn thành mục tiêu tốt hơn. 

10. Cân đối thời gian học và chơi 

Để dạy trẻ kém tập trung, cha mẹ nên áp dụng phương pháp học tập và nghỉ ngơi xen kẽ. Ví dụ: Cho con học trong khoảng 20 phút, sau đó nghỉ 5 phút và tiếp tục chu kỳ này. Dần dần, phụ huynh có thể tăng thời gian học trong những ngày tiếp theo để giúp trẻ phát triển thói quen tập trung.

11. Tìm cách phù hợp để dạy trẻ kém tập trung

Tuy đây không phải cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ mầm non đến giai đoạn bước vào tiểu học, trung học. Nhưng Pibokid muốn khuyến khích bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm xem đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ dàng xao nhãn, lơ là và chọn ra các phương pháp phù hợp nhất.

Ví dụ: Trẻ mất tập trung do chưa biết mình cần làm gì để đạt được mục tiêu A, phụ huynh nên chia nhỏ từng giai đoạn A1, A2, A3,... giúp con nắm được lộ trình đi đến kết quả cuối cùng. 

Nghiên cứu phương pháp dạy trẻ kém tập trung
Nghiên cứu phương pháp dạy trẻ kém tập trung

 

12. Cho trẻ làm chủ cuộc sống 

Muốn trẻ phát triển tư duy toàn diện, cha mẹ chỉ nên đứng ở vai trò người hướng dẫn và hỗ trợ. Hãy trao quyền cho con được tự lập kế hoạch, quản lý và thực hiện các công việc phù hợp với khả năng. Điều này giúp trẻ phát triển tính tự chủ và dần nhận thức được tầm quan trọng của việc tập trung. 

13. Trao đổi với giáo viên

Giao tiếp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm cho phép cha mẹ hiểu rõ hơn về tình hình học tập và khả năng chú ý bài giảng của con. Ngoài ra, việc chia sẻ và tương tác như thế này cũng giúp phụ huynh tìm ra các phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả nhất.

14. Hoạt động thể chất 

Hoạt động thể chất không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn cải thiện khả năng tập trung cho trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động như: Chơi thể thao, nhảy theo nhạc, vượt chướng ngại vật, đi dạo,... 

Cho trẻ hoạt động thể chất kích thích sự tập trung
Cho trẻ hoạt động thể chất kích thích sự tập trung

15. Giảm thời gian dùng điện thoại 

Việc sử dụng điện thoại thông minh luôn mang lại lợi ích tuyệt vời cho các bé như: Học tập, giải trí, chơi game phát triển tư duy, làm bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ,... 

Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, điện thoại sẽ gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Vì thế cha mẹ nên có những giới hạn cụ thể khi cho con tiếp xúc với điện thoại di động và các thiết bị thông minh khác. 

Xem thêm: 14+ Dạng Bài Tập Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi [Phát Triển Trí Tuệ]

16. Chia nhỏ nhiệm vụ 

Trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ chán nản và bỏ cuộc giữa chừng vì khó tập trung trong thời gian dài. Do đó, khi cần thực hiện một nhiệm vụ lớn, cha mẹ nên chia công việc thành các giai đoạn nhỏ để trẻ dễ dàng đạt kết quả và cảm thấy hứng thú với các mục tiêu tiếp theo.

17. Quy định thời gian cụ thể 

Khi dạy trẻ kém tập trung, cha mẹ cần đặc ra các mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ. Ví dụ: Phụ huynh có thể đưa ra yêu cầu như làm 1 bài toán trong 20 phút hoặc viết đoạn văn dưới 30 phút.

Để tăng sự tập trung ở trẻ, cha mẹ hãy đặt đồng hồ để thiết lập thời gian và quy định rõ ràng. Trẻ phải hoàn thành công việc khi nghe chuông báo hết giờ. Bên cạnh đó, việc lên lịch nghỉ ngơi 10 – 15 phút sau khi hoàn thành công việc cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Đặt ra thời gian rõ ràng để trẻ hoàn thành công việc
Đặt ra thời gian rõ ràng để trẻ hoàn thành công việc

18. Chỉ hướng dẫn, không làm thay 

Khi muốn yêu cầu trẻ mắc vấn đề kém chú ý thực hiện bất kỳ công việc nào, cha mẹ cần giải thích rõ ràng, đưa ra hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu. Ví dụ:

  • Thay vì nói một cách mơ hồ như: Con phải làm hết các bài tập trong tối nay. 
  • Hãy nhắc nhở con một cách cụ thể như: Con cần làm xong bài toán A và bài văn B trước 20h tối nay.

Nếu trẻ gặp khó khăn, cha mẹ nên hỗ trợ tìm hướng giải quyết. Thậm chí, có thể viết ra các bước cần thực hiện, nhưng quan trọng nhất là không nên làm thay cho trẻ.

19. Cho trẻ hiểu về hành vi tiêu cực của mình 

Dùng hình phạt vũ lực hay la mắng không phải cách hay để dạy trẻ kém tập trung. Đôi khi những hành động này sẽ phản tác dụng và khiển trẻ trở nên nổi loạn hơn. Cha mẹ chỉ nên giải thích để trẻ nhận ra các lỗi sai của mình, từ đó chủ động sửa chữa và không lặp lại vào lần sau. 

Song song với đó, phụ huynh nên có hình phạt thích đáng để thực hiện ngay khi trẻ tái phạm lỗi. Ví dụ: Khi con nghịch ngợm, bỏ ăn, quấy phá sẽ phạt bằng cách không cho xem TV. 

20. Đảm bảo ngủ đủ 

Hầu hết trẻ em đều tập trung tốt hơn khi có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý:

  • Từ 4 - 11 tháng tuổi: 12 - 15 tiếng mỗi ngày.
  • Từ 1 - 2 tuổi: 11 - 14 tiếng mỗi ngày.
  • Từ 3 - 5 tuổi: 10 - 13 tiếng mỗi ngày.
  • Từ 6 - 13 tuổi: 9 - 11 tiếng mỗi ngày.
  • Từ 13 tuổi trở đi: Tối thiểu 7 - 9 tiếng mỗi ngày. 
Chú ý đến tổng thời gian ngủ của con
Chú ý đến tổng thời gian ngủ của con

21. Giao nhiệm vụ bằng ánh mắt 

Giao tiếp bằng mắt được xem như phương pháp hiệu quả hàng đầu để dạy trẻ kém tập trung, điều này giúp con bạn: Tăng sự chú ý, dần trở nên tự tin, mạnh dạn và có trách nhiệm hơn. Thông qua ánh mắt, trẻ có thể ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn về nhiệm vụ chính được giao và cần hoàn thành đúng hạn. 

22. Tập thói quen nghe nhạc, truyện, sách

Gieo “hạt giống tâm hồn” cho trẻ thông qua âm nhạc, câu truyện cổ tích, sách,... sẽ giúp con của bạn:

  • Phát triển kỹ năng giao tiếp.
  • Tăng sự tập trung khi nghe truyện, nhạc,..
  • Khuyến khích sự sáng tạo và trí tưởng tượng.
  • Tăng cường trí nhớ, giúp trẻ quản lý tốt não bộ.

Trong quá trình dạy trẻ kém tập trung, phụ huynh có thể mua thiết bị phát nhạc và kể chuyện tự động nếu không đủ thời gian bên trẻ. Tuy nhiên, có cha mẹ kề cận luôn là nền tảng tốt nhất cho sự phát triển của con. 

23. Nhờ sự giúp đỡ của y khoa 

Đối với trường hợp kém tập trung do bệnh lý, các phương pháp trên có thể giúp khơi gợi và chuyển hướng sự chú ý của trẻ vào mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, tổn thương trong hệ thần kinh của bé vẫn cần sự can thiệp từ quy trình điều trị y học. 

Lưu ý: Cha mẹ hãy cân nhắc đưa con đến bác sĩ nếu tình trạng kém tập trung không cải thiện sau 1 - 3 tháng chữa trị tại nhà.

Tìm đến bác sĩ khi tình trạng không thể tự cải thiện
Tìm đến bác sĩ khi tình trạng không thể tự cải thiện

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ dạy trẻ kém tập trung 

Dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của việc dạy trẻ kém tập trung. Pibokid khuyến khích phụ huynh nên bổ sung/hạn chế các chất sau:

  • Đảm bảo ăn nhiều protein: Đậu, phô mai, trứng, thịt và hạt giàu protein giúp tăng sự tập trung.
  • Tăng carbohydrate phức hợp: Bổ sung rau cải và trái cây vào bữa tối giúp dễ ngủ hơn.
  • Bổ sung omega-3: Từ cá ngừ, cá hồi, hạt óc chó, dầu ô liu hoặc thực phẩm chức năng để kích thích sự thèm ăn. 
  • Giảm carbohydrate đơn: Hạn chế bánh kẹo, siro và các loại bột mì trắng, gạo trắng.
  • Giảm đường: Số ít trường hợp trẻ trở nên hiếu động/tăng động mạnh hơn sau khi dùng đường có từ kẹo, nước ngọt,... 
  • Giảm Caffeine: Chất này giúp cải thiện hội chứng ADHD, tuy nhiên nó lại có nhiều tác dụng phụ không tốt đối với trẻ. 

Lời kết 

Chắc hẳn các bậc cha mẹ đã biết thêm nhiều cách dạy trẻ kém tập trung rồi phải không? Hy vọng, Pibokid đã chia sẻ đến phụ huynh những kiến thức có giá trị đối với sự phát triển lớn khôn của trẻ.

Chia sẻ bài viết: