1. Động từ là gì? (Verbs)

💡 Động từ là những từ chỉ hành động (drive, run, play, ...) hoặc trạng thái (seem, feel, ...) của chủ ngữ.

Động từ cùng với chủ ngữ là 2 thành phần bắt buộc phải có trong một câu đơn (còn gọi là mệnh đề).

Chúng ta có một NGUYÊN TẮC VÀNG không bao giờ sai là: 

Mỗi câu đơn (mệnh đề) chỉ có duy nhất một động từ chia thì. Và tất cả các động từ còn lại trong câu đơn đều phải chia theo dạng.

 

Vậy động từ chia thì là gì, động từ chia theo dạng là gì, và nguyên tắc này giúp ích được gì cho chúng ta? Hãy cùng học tiếp theo dưới đây:

 

2. Thì Động Từ & Dạng Động Từ (Verb Tenses & Verb Forms)

Chúng ta cần phân biệt giữa Thì Động TừDạng Động Từ:

Thì động từ (Verb Tenses) cho ta biết thời gian mà hành động hoặc sự việc đó xảy ra.

Dạng động từ (Verb Forms) chỉ là các hình thức khác nhau của cùng một động từ, ngoài ra nó không biểu hiện cho chúng ta biết điều gì về thời gian cả.

Ví dụ như động từ to write có các dạng sau:

Dạng Ví dụ động từ "to write"
Nguyên mẫu write
Thêm s/es writes
Quá khứ wrote
To + nguyên mẫu to write
V-ing writing
V-ed / V3 written

 

Tuy nhiên, chỉ có 3 dạng đầu tiên mới được xem là chia thì, vì khi đứng riêng một mình tự thân nó đã biểu hiện một thì động từ trong 12 thì động từ:

Dạng Ví dụ động từ "to write" Thì động từ
Nguyên mẫu write Hiện tại đơn (cho I/you/we/they)
Thêm s/es writes Hiện tại đơn (cho he/she/it)
Quá khứ wrote Quá khứ đơn

 

Còn những dạng còn lại không có biểu hiện được thì, nên chúng chỉ được xem là dạng của động từ, không được xem là động từ được chia thì:

Dạng Ví dụ động từ "to write" Thì động từ
To + nguyên mẫu to write ??? không rõ ràng
V-ing writing chỉ biết là tiếp diễn, không biết là hiện tại, quá khứ hay tương lai
→ cần xem trợ động từ mới biết
V-ed / V3 written chỉ biết là hoàn thành, không biết là hiện tại, quá khứ hay tương lai
→ cần xem trợ động từ mới biết

 

3. Nguyên Tắc Vàng trong một câu tiếng Anh

✅ Tóm tắt:

Trong một câu đơn hoặc một mệnh đề, gắn với một chủ ngữ thì phải có và chỉ có thể có một động từ chia thì, còn những động từ còn lại phải được chia ở dạng.

  • Động từ chia ở thì (tense) sẽ đứng sau chủ ngữ và dựa vào đó mà ta biết được thời gian xảy ra hành động đó. Động từ chia ở thì phải chia phù hợp với chủ ngữ.
  • Động từ chia ở dạng (form) sẽ được chia dựa theo một công thức nào đó.

 

Trong một câu đơn hoặc một mệnh đề, gắn với một chủ ngữ thì phải có và chỉ có thể có một động từ chia thì.

  • The house is new. → is là động từ chia thì hiện tại đơn
  • We have decided to get married. → have decided là động từ chia thì hiện tại hoàn thành
  • Have you seen Nam recently? → have seen là động từ chia thì hiện tại hoàn thành
  • No, I last saw him a year ago. → saw là động từ chia thì quá khứ đơn

 

Một câu có thể có nhiều mệnh đề và mỗi mệnh đề có 1 chủ ngữ. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, mỗi chủ ngữ cũng chỉ có một động từ chia ở thì (tense), còn những động từ còn lại phải để ở dạng (form) phù hợp.

  • I like cake, and John likes ice cream.
    → 2 mệnh đề, 2 chủ ngữ, 2 động từ chia thì.

  • John and I like music.
    → 1 cụm chủ ngữ, 1 động từ chia ở thì

  • In the morning, Jimmy gets up at 6 and goes to school at 7.
    → 1 chủ ngữ, 2 động từ chia ở thì, nhưng thực chất là câu này là câu ghép lại với nhau Jimmy gets up at 6 and Jimmy goes to school at 7. Jimmy lặp lại nên Jimmy được gộp lại thành một.

  • At last the guests began to arrive
    → 1 chủ ngữ, 1 động từ chia ở thì, 1 động từ chia ở dạng (cấu trúc: begin to do something)

  • I look forward to hearing from you soon.
    → 1 chủ ngữ, 1 động từ chia ở thì, 1 động từ chia ở dạng V-ing (vì nó đứng sau giới từ to)

  • My sister saw him standing there, crying like a baby.
    → 1 chủ ngữ, 1 động từ chia ở thì, 2 động từ chia ở dạng (cấu trúc: see somebody doing something)

 

Từ các ví dụ trên, ta có thể thấy:

  • Động từ chia ở thì (tense) sẽ đứng sau chủ ngữ và từ đó mà ta biết được thời gian xảy ra hành động đó (hiện tại, quá khứ, tương lai).
  • Động từ chia ở dạng (form) sẽ theo một công thức nào đó. (want to do something, see somebody doing something).

Và đây cũng chính là cách nhận diện một động từ trong câu đang chia ở thì hay đang ở dạng.

 

Lưu ý:

  • Đối với động từ chia ở thì (tense), động từ đó phải được chia phù hợp với chủ ngữ trong câu. Chẳng hạn như chủ ngữ số ít phải dùng is hoặc thêm đuôi -s hoặc -es. Chúng ta sẽ học chi tiết về vấn đề này trong bài Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.

  • Đối với động từ chia ở dạng (form) thì dạng đó phải đúng với công thức được quy định bởi một từ khác trong câu. Ví dụ như sau giới từ dùng dạng V-ing ; sau tính từ dùng dạng to infinitive ; vân vân ...

 

4. Ứng dụng của Nguyên Tắc Vàng

Nguyên Tắc Vàng sẽ giúp bạn:

  • Viết câu đúng ngữ pháp: không chia thì cho 2 động từ trong cùng 1 câu đơn.
  • Nhận ra các câu sai ngữ pháp
  • Làm được các bài tập điền động từ vào chỗ trống: biết điền thì hay dạng phù hợp.

Loại động từ

Có 2 loại động từ:

1. Trợ động từ:

Trợ động từ (auxiliary verbs)  các động từ được sử dụng đi kèm với một động từ khác để “hỗ trợ” những động từ này nhằm tạo thành một câu phủ định, một câu nghi vấn, hình thành 1 số thì hay dùng ở thể bị động. Thi thoảng, trợ động từ cũng được sử dụng ở câu khẳng định, nhằm nhấn mạnh hành động trong câu

a) trợ động từ thường:

to have, to be và to do

Ví dụ: To have:

→  I have seen this film before. (Tôi đã xem bộ phim này trước đây.)

→ Trợ động từ have (have) hỗ trợ động từ see (seen) để tạo nên thì hiện tại hoàn thành.

→ We have just finished working. (Chúng tôi vừa mới hoàn thành công việc.)

Trợ động từ “have” trong thì quá khứ hoàn thành: 

→ The police came when the robber had gone away. (Cảnh sát đến khi mà tên trộm đã đi mất rồi.)

 

Ví dụ: To do

 Trợ động từ “do” thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn đối với câu phủ định, câu nghi vấn và dùng để nhấn mạnh một hành động.

Trợ động từ “do” trong câu phủ định: 

→ I do not wake up early every day. (Tôi không thức dậy sớm mỗi ngày.)

Trợ động từ “do” trong câu nghi vấn: 

→ Do you wake up early every day? (Bạn có thức dậy sớm mỗi ngày không?)

Trợ động từ “do” dùng để nhấn mạnh hành động: 

→ I do like your new television! (Tôi đúng là thích cái tivi của bạn!)

ví dụ: To have 

Ví dụ: To be

Trợ động từ “be” thường được sử dụng trong các thì tiếp diễn và trong câu bị động.

Trợ động từ “be” trong thì hiện tại tiếp diễn

→ She is making dinner for her family. (Cô ấy đang làm bữa tối cho gia đình.)

Trợ động từ “be” trong thì quá khứ tiếp diễn

→ I was singing all day yesterday. (Tôi đã hát cả ngày hôm qua.)

Trợ động từ “be” trong câu bị động

→ This biscuit was made by Lynn. (Chiếc bánh quy này thì được làm bởi Lynn.).

a) trợ động từ khiếm khuyết:

can, could, may, might, will, would, ought to, shall, should, need, must.

 2. Động từ thường :

to work, to sing, to run, to walk ... , bao gồm tất cả các động từ mà không phải trợ động từ