The Lion and The Gnat

“Away with you, vile insect!” said a Lion angrily to a Gnat that was buzzing around his head. But the Gnat was not in the least disturbed. “Do you think,” he said spitefully to the Lion, “that I am afraid of you because they call you king?” The next instant he flew at the Lion and stung him sharply on the nose. Mad with rage, the Lion struck fiercely at the Gnat, but only succeeded in tearing himself with his claws. Again and again the Gnat stung the Lion, who now was roaring terribly. At last, worn out with rage and covered with wounds that his own teeth and claws had made, the Lion gave up the fight. The Gnat buzzed away to tell the whole world about his victory, but instead he flew straight into a spider’s web. And there, he who had defeated the King of beasts came to a miserable end, the prey of a little spider. The least of our enemies is often the most to be feared. Pride over a success should not throw us off our guard.

😄   Bạn có biết những từ tô màu cam là những trạng từ

(Sư tử và con muỗi “Hãy cút khỏi đây đi, đồ côn trùng thấp hèn kia!” Con sư tử giận dữ nói với con muỗi đang bay vo ve quanh đầu nó nhưng muỗi ta không hề cảm thấy nao núng trước lời nói miệt thị ấy của con sư tử. Chú muỗi hằn học đáp lại: “Ông nghĩ là tôi sợ ông vì ông được người ta tôn vinh là vua à?” Sau đó, con côn trùng đậu trên con sư tử và cắn ngày vào mũi của nó. Con sư tử nổi trận lôi đình, dập một cái thật mạnh vào con muỗi nhưng lại trúng ngay mặt mình. Cứ thế, con muỗi cắn con sư tử nhiều lần trong khi con sư tử đang gầm rú lên một cách thảm thiết. Cuối cùng, con sư tử kiệt sức với đầy viết thương trên mặt mà nó tự gây ra cho mình, nó đành phải chịu thua. Con muỗi bay đi định khoe với mọi người về chiến thắng của mình nhưng sau đó nó lại bay ngay vào ổ nhện. Và ở đó, kẻ vừa mới đánh bại chúa tể cúa sơn lâm đã gặp một kết cục thảm hại đó là trở thành con mồi của một con nhện nhỏ xíu  bài dịc từ http://newsky.edu.vn/truyen-song-ngu-anh-viet-hay-va-de-doc/)

Các loại trạng từ:

1. Trạng từ chỉ tính cách:

 bravely, fast, happily, hard, quickly, well.

2. Trạng từ chỉ nơi chốn:

  by, down, here, near, there, up.

3. Trạng từ chỉ thời gian:

  now, soon, still, then, today, yet.

4. Trạng từ chỉ sự thường xuyên:

  always, never, occasionally, often, twice.

5. Trạng từ bổ nghĩa câu:

  certainly, definitely, luckily, surely.

6. Trạng từ chỉ mức độ:    fairly, hardly, rather, quite, too, vary.
7. Trạng từ nghi vấn:

   when, where, why.

8. Trạng từ chỉ quan hệ:    when, where, why.

 

Mục lục:

  1. Chức năng của trạng từ là gì?
  2. Vị trí của trạng từ trong câu
  3. Nhận biết trạng từ trong câu
  4. Dùng tính từ hay trạng từ?
  5. Dùng tính từ hay trạng từ sau các động từ nối?
  6. Phân loại trạng từ trong tiếng Anh
  7. Tổng kết

1. Vị trí của trạng từ trong câu

✅ Tóm tắt:

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

  • Sau động từ
  • Trước động từ
  • Trước chủ ngữ

Còn trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại còn lại:

  • Thường đứng ngay trước từ mà nó bổ nghĩa
  • Chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ

 

2. Chức năng của trạng từ là gì? (Adverbs)

✅ Tóm tắt:

Trạng từ có các chức năng chính như sau:

  • Bổ nghĩa cho động từ
  • Bổ nghĩa cho tính từ
  • Bổ nghĩa cho trạng từ khác

Ngoài ra, trạng từ còn có các chức năng:

  • Bổ nghĩa cho cả câu
  • Bổ nghĩa cho các từ loại khác: cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, và từ hạn định

 

Trong tiếng Anh, trạng từ có khả năng bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác!

Nó có thể được dùng để bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác nhau như sau:

 

Bổ nghĩa cho động từ

  • He spoke loudly. = Anh ấy nói lớn.
    → Trạng từ loudly bổ nghĩa cho động từ spoke.
  • He quickly finished his lunch. = Anh ấy nhanh chóng ăn bữa trưa.
    → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ finshed.

  • He had quickly eaten the pizza before I noticed. = Anh ấy đã nhanh chóng ăn cái bánh pizza trước khi tôi để ý thấy.
    → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ had eaten.

Bổ nghĩa cho tính từ

  • It was an extremely bad match. = Đó là một trận đấu cực kỳ tệ hại.
    → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ bad.

  • It's a reasonably cheap restaurant, and the food was extremely good. = Đó là một nhà hàng khá là rẻ và thức ăn thì cực kỳ ngon.
    → Trạng từ reasonably bổ nghĩa cho tính từ cheap và trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ good.

 

Bổ nghĩa cho trạng từ khác

  • The handball team played extremely badly last Wednesday. = Đội bóng ném chơi cực kỳ tệ vào thứ 4 vừa qua.
    → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho trạng từ badly và trạng từ badly bổ nghĩa cho động từ played.

  • He did the work completely well. = Anh ta làm công việc hoàn toàn tốt.
    → Trạng từ completely bổ nghĩa cho trạng từ well và trạng từ well bổ nghĩa cho động từ did.

 

Bổ nghĩa cho cả câu

Trong trường hợp bổ nghĩa cho cả câu thì trạng từ thường thuộc loại trạng từ đánh giá hay đưa ra quan điểm của người nói.

  • Unfortunately, we could not see the Eiffel Tower. = Thật không may, chúng ta không thể đi xem tháp Eiffel.

  • They missed the bus, apparently. = Có vẻ là họ bị lỡ chuyến xe buýt.

  • This must, frankly, be the craziest idea anyone has ever had. = Thẳng thắn mà nói, đây là ý kiến điên rồ nhất mà ai đó đã từng nghĩ ra.

  • Personally, I’d rather not go out tonight. = Cá nhân tôi thì không thích ra ngoài tối nay.

 

Bổ nghĩa cho một số từ loại khác

Trạng từ cũng đôi khi dùng để bổ nghĩa cho một số tứ loại khác như cụm danh từ, cụm giới từ. đại từ, từ hạn định.

  • Even camels need to drink. = Ngay cả lạc đà cũng phải uống nước.
    → Trạng từ even bổ nghĩa cho cụm danh từ camels. Trong trường hợp này, cụm danh từ chỉ bao gồm danh từ camels.

  • I bought only the fruit. = Tôi chỉ mua trái cây thôi.
    → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm danh từ the fruit. Trong trường hợp này, cụm danh từ bao gồm danh từ fruit và từ hạn định the.

  • The amusement park opens only in the summer. = Công viên giải trí mở cửa chỉ trong mùa hè.
    → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm giới từ in the summer

  • You can't blame anyone else; you alone made the decision. = Bạn không thể trách ai được; bạn đã tự đưa ra quyết định đó mà.
    → Trạng từ alone bổ nghĩa cho đại từ you

  • He lost almost all his money. = Anh ấy làm mất gần hết tiền của mình.
    → Trạng từ almost bổ nghĩa cho từ hạn định all

 

⚠️ Chú ý

Trạng từ nói chung có nhiều chức năng như vậy, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý là không phải bất kỳ trạng từ nào cũng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng ở trên.

Thông thường, mỗi trạng từ chỉ có thể thực hiện một số chức năng nhất định mà thôi. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ dần dần học được trạng từ nào thực hiện chức năng gì.

 

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

  • Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ
  • Trước động từ, và nếu động từ có trợ động từ thì đứng giữa động từ và trợ động từ
  • Trước chủ ngữ

 

Ví dụ về vị trí "sau động từ":

  • She went to the movies alone last week.
  • They used to live there.
  • I will go to work today.
  • We don't see them often.

Ví dụ về vị trí "trước động từ":

  • I nearly fell down from the tree.
  • He usually goes to school by bus.
  • I simply want to make a right choice.
  • Things are slowly getting better.
    Chú ý: slowly đứng trước getting nhưng đứng sau trợ động từ are.

Ví dụ về vị trí "trước chủ ngữ":

  • Yesterday, he met his long lost daughter.
  • Sometimes, she wears the boots.
  • Personally, I hate that color.
  • Unfortunately, the manager was sick.

 

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại khác

Khi trạng từ bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, hay từ hạn định, thì trạng từ thường đứng trước từ mà nó bổ nghĩa.

  • Bổ nghĩa cho tính từ:  The film was surprisingly good.
  • Bổ nghĩa cho trạng từ:  He drives really fast.
  • Bổ nghĩa cho cụm danh từ:  He's just a 5-year-old boy.
  • Bổ nghĩa cho cụm giới từ:  It's always cold here, even in the summer.
  • Bổ nghĩa cho đại từ:  Only you can do it.
  • Bổ nghĩa cho từ hạn định:  He lost almost all his money.

Một số trường hợp ngoại lệ, trạng từ đứng phía sau:

  • This house isn't big enough for us.
  • You can't blame anyone else; you alone made the decision.

 

3. Cách thành lập và dùng trạng từ

✅ Tóm tắt:

Hầu hết trạng từ đều kết thúc bằng đuôi -ly. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng để tránh nhầm lẫn.

Nhiều trạng từ chỉ tính cáchmột số chỉ mức độ được thành lập bằng cách thêm "ly" vào các tính từ tương ứng :

ví dụ:

grave (nghiêm trọng) -> gravely

immediate (ngay lập tức) -> immediately

slow (từ từ, chậm) -> slowly

Lưu ý:

âm cuối y đổi thành i: happy -> happily

âm cuối e được giữ lại: extreme -> extremely

trường hợp ngoại lệ: true (thật, đúng) -> truly, due (đúng, đáng) -> duly, whole (toàn bộ) -> wholly

 

 Nhận biết trạng từ chung chung trong đoạn văn, câu chuyện. 

tận cùng có đuôi bằng -ly, do chúng được tạo bằng cách gắn đuôi -ly vào sau tính từ:

  • dangerous → dangerously
    (nguy hiểm)

  • careless→ carelessly
    (không cẩn thận)

  • nice → nicely
    (tốt đẹp)

  • horrible → horribly
    (kinh khủng)

  • easy → easily
    (dễ dàng)

Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ, chẳng hạn như hình thức của tính từ và trạng từ là giống nhau, hoặc khác hẳn nhau:

  • fast → fast
    (nhanh)

  • good → well
    (tốt, ngon, giỏi, ...)

Đặc biệt hơn nữa, một tính từ có thể phát sinh ra cả trạng từ đuôi -ly và trạng từ bất quy tắc, với ý nghĩa của 2 trạng từ khác nhau:

  • hard (chăm chỉ)

    • hard (chăm chỉ)

    • hardly (hầu như không)

  • high (cao)

    • high (cao - nghĩa đen)

    • highly (cao - nghĩa bóng)

  • late (trễ)

    • late (trễ)

    • lately (gần đây)

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng:

  • Tính từ tận cùng là -ly: friendly, silly, lonely, ugly

  • Danh từ tận cùng là -ly: ally, assembly, bully, melancholy

  • Động từ tận cùng là -ly: apply, rely, supply

 

4. Dùng tính từ hay trạng từ?

Trong tiếng Anh, có 2 loại từ thường được dùng để bổ nghĩa cho các loại từ khác, đó chính là trạng từ và tính từ.

Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

  • Tính từ là để miêu tả thêm về người hoặc về vật.

  • Trong khi đó, trạng từ miêu tả về cách thức mà ai đó làm việc gì đó.

Ví dụ:

  • Tính từ: John is a careful driver. → John là một tài xế cẩn thận. → Câu này nói về John - rằng anh ấy là một tài xế cẩn thận.

  • Trạng từ: John drives carefully.→ John lái xe cẩn thận. → Câu này nói về cách mà John lái xe - là cẩn thận, không chạy ẩu.