Làm sao để giáo dục trẻ một cách khéo léo mà vẫn có hiệu quả là điều rất nhiều phụ huynh quan tâm. Trong đó, không ít người tiến hành dạy con thông qua các trò chơi trí tuệ cho trẻ. Nếu bố mẹ quan tâm tới chủ đề này thì hãy cùng Pibokid tham khảo bài chia sẻ sau.
Top 50+ trò chơi trí tuệ cho trẻ từ 3 - 10 tuổi rèn luyện thông minh
Mục lục :
Làm sao để giáo dục trẻ một cách khéo léo mà vẫn có hiệu quả là điều rất nhiều phụ huynh quan tâm. Trong đó, không ít người tiến hành dạy con thông qua các trò chơi trí tuệ cho trẻ. Nếu bố mẹ quan tâm tới chủ đề này thì hãy cùng Pibokid tham khảo bài chia sẻ sau.
Trò chơi trí tuệ cho trẻ là gì?
Trò chơi trí tuệ là những trò chơi kích thích tư duy não bộ của trẻ. Không chỉ mang lại niềm vui, khi chơi bé còn phải liên tục suy luận logic và vận dụng tư duy phán đoán để tìm ra lời giải.
Lợi ích của trò chơi trí tuệ cho trẻ là gì?
Qua những thử thách ẩn chứa trong mỗi trò chơi, bé có cơ hội rèn giũa tư duy linh hoạt và kích thích khả năng phán đoán nhanh nhạy. Không chỉ vậy, bé tham gia còn nhận được nhiều lợi ích như:
- Giải quyết vấn đề thông minh: Các tình huống trong trò chơi sẽ rèn giũa khả năng tư duy linh hoạt của bé. Từ đó, con có thể đưa ra giải pháp ứng phó khéo léo với những thách thức thực tế.
- Khai mở tư duy sáng tạo: Trẻ được khám phá ý nghĩa đằng sau khái niệm, từ đó vận dụng tư duy phân tích, tổng hợp để đưa ra những suy luận và đánh giá mới mẻ.
- Phát triển song song toán học và ngôn ngữ: Hai lĩnh vực quan trọng này được rèn luyện song hành, giúp não bộ trẻ phát triển cân bằng.
Lúc nào nên sử dụng trò chơi trí tuệ cho trẻ?
Trò chơi trí tuệ có nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển riêng biệt của trẻ. Để chọn trò chơi phù hợp, phụ huynh cần lưu ý đến độ tuổi, năng lực nhận thức, khả năng tư duy, tính cách,... của từng bé.
Ví dụ: Với bé nhỏ thì trò chơi trí tuệ thường không đòi hỏi quá cao về kỹ năng phân tích hay suy luận logic. Thay vào đó, chúng nên tập trung vào thử thách trí phán đoán và đố vui qua những câu đố đơn giản.
Lưu ý: Không nên ép buộc bé chơi những trò chơi vượt quá năng lực hay trái với sở thích của trẻ. Thay vào đó, hãy gợi ý và tạo cơ hội để con tự lựa chọn theo khả năng và sự yêu thích riêng.
Các trò chơi trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi
Dạy trẻ phát triển tư duy logic, khả năng quan sát và tưởng tượng là vô cùng quan trọng khi bé khoảng 3 - 5 tuổi. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên cho con chơi các trò chơi trí tuệ cho trẻ đơn giản và tránh vận động mạnh.
1. Trò chơi xếp hình
Trò chơi xếp hình là một trong những cách hiệu quả để kích thích tư duy trẻ. Các bé sẽ sắp xếp các mảnh ghép và khối hình khác nhau về kích cỡ. Qua trò này, trẻ sẽ nắm được khái niệm về kích thước, hình dạng và sự khác biệt một cách tự nhiên.
2. Trò chơi vẽ tranh trên giấy
Vẽ tranh là trò chơi giúp bé phát triển tư duy sáng tạo và cảm nhận thế giới xung quanh. Trẻ thường thích vẽ những gì quan sát được như cảnh vật, gia đình, động vật,... bằng những nét vẽ ngô nghê.
Thông qua tranh con vẽ, bố mẹ có thể thấy được cách con cảm nhận thế giới này. Đây là một trong các trò chơi rèn luyện trí thông minh đơn giản mà hiệu quả phụ huynh có thể áp dụng tại nhà.
3. Trò chơi đếm số
Đếm số là một trong các trò chơi giúp phát triển trí tuệ rất phù hợp với các bé dưới 5 tuổi. Bố mẹ có thể cho trẻ đếm các đồ vật đơn giản xung quanh như ngón tay, đồ chơi, bông hoa, viên kẹo,...
Trò chơi này không chỉ giúp trẻ nhận biết số lượng vật thể mà còn kích thích trí thông minh và khả năng ghi nhớ. Phụ huynh có thể đưa ra các câu hỏi kiểm tra để thử thách trí nhớ, từ đó thúc đẩy não bộ trẻ phát triển tốt hơn.
4. Trò chơi tìm điểm khác nhau
Một trò chơi thú vị giúp rèn luyện tố chất quan sát cho trẻ là tìm điểm khác nhau giữa hai bức tranh. Bố mẹ chỉ nên chọn hình ảnh đơn giản và ít chi tiết rườm rà để phù hợp với độ tuổi của các bé.
5. Trò chơi phân loại
Đây là một trò chơi trí tuệ cho trẻ hiệu quả để rèn luyện các kỹ năng như quan sát, tập trung và kiên nhẫn.
Phụ huynh chỉ cần tìm những đồ vật quen thuộc mà trẻ có thể nhận diện. Sau đó, trộn lẫn chúng lại và yêu cầu bé tìm ra những đồ vật giống nhau, phân loại chúng sang một bên.
6. Trò chơi đoán đồ vật
Đoán đồ vật là một trò chơi trí tuệ cho trẻ giúp rèn luyện tư duy cho con của bạn ngay từ bé. Để chơi trò này, bố mẹ sẽ chuẩn bị nhiều đồ vật khác nhau trong hộp kín, miêu tả hình dạng, màu sắc, công dụng,... để đố trẻ đoán.
Nếu bé đoán đúng thì khen ngợi, khích lệ còn nếu chưa đúng thì bố mẹ cần đưa thêm gợi ý. Qua trò chơi này, trẻ sẽ được làm quen với khái niệm về hình thể, màu sắc và công dụng đồ vật một cách tự nhiên nhất.
7. Ghép cặp
Để chơi game này, phụ huynh cần chuẩn bị một bộ hình ảnh hoặc thẻ có mối liên quan rồi trộn lẫn chúng lại. Tiếp theo, hãy hướng dẫn trẻ tìm ra các cặp hình ảnh/thẻ liên quan và ghép chúng thành một cặp.
Qua trò chơi đơn giản này, trẻ được rèn luyện khả năng nhận biết, phân loại và kết hợp thông tin một cách thú vị. Trẻ phải tập trung cao độ để tìm ra các cặp phù hợp, từ đó phát triển tư duy logic và kỹ năng phân tích.
8. Trò chơi ghép hình khối
Trò chơi trí tuệ cho trẻ - ghép hình khối mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển toàn diện của bé. Trẻ được luyện tập khả năng nhận biết, phân biệt các hình dạng khác nhau và rèn luyện sự tập trung cao độ.
9. Trò chơi xếp gạch
Một trò chơi thú vị giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng là xây dựng các cấu trúc từ những viên gạch xây dựng.
Để tổ chức trò chơi này, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn nhiều viên gạch có hình dạng và kích thước khác nhau. Sau đó, hãy đưa ra hướng dẫn để bé có thể sắp xếp những viên gạch này thành mô hình theo yêu cầu.
10. Trò chơi sắp xếp theo thứ tự
Đây là một trò chơi đơn giản nhưng hiệu quả để rèn luyện tư duy logic và khả năng sắp xếp cho bé. Phụ huynh có thể chuẩn bị các số khác nhau, sau đó hướng dẫn trẻ xếp chúng theo một trật tự nhất định.
11. Trò chơi đố vui câu đố
Bố mẹ có thể đưa ra những câu đố vui đơn giản và khuyến khích bé suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Trò này không chỉ giúp bé rèn luyện kỹ năng suy luận mà còn khơi dậy hứng thú tìm tòi và học hỏi những điều mới bên trong trẻ.
12. Trò chơi tìm hình
Các bé sẽ được cung cấp một hình ảnh lớn và được yêu cầu tìm, đánh dấu các hình vẽ hoặc đối tượng cụ thể trên đó. Đây là một trò chơi có thể giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, tìm kiếm và nhận biết hình ảnh một cách tự tin và chính xác.
13. Trò chơi đua xe đạp
Trò chơi đua xe đạp là một lựa chọn thú vị mà bố mẹ có thể cho con chơi nhằm phát triển tư duy và thể chất. Game này có thể được tổ chức ở trường học hoặc gia đình nhưng đều cần phải chuẩn bị đồ bảo hộ cho bé đầy đủ.
14. Trò chơi bắn bi
Trò chơi ném/đưa viên bi vào các lỗ không chỉ giúp trẻ rèn luyện độ chính xác và tinh mắt mà còn phát triển khả năng quan sát cực tốt. Trò này khá đơn giản, bố mẹ có thể chuẩn bị các viên bi và hướng dẫn con ném vào đúng vị trí.
15. Trò chơi kể chuyện
Con học hỏi rất nhiều qua những câu chuyện được kể bởi bố mẹ của chúng. Do đó, mỗi tối, phụ huynh có thể cùng bé chơi trò kể chuyện trước khi đi ngủ.
16. Trò chơi vượt chướng ngại vật
Trò chơi này vừa giúp bé hoạt động thể chất, vừa kết hợp nhiều kỹ năng một cách linh hoạt. Trẻ cần vượt qua các vật cản trên đường chạy và tới đích sớm nhất để chiến thắng.
Đây là một trong những trò chơi trí tuệ cho trẻ mà bố mẹ và trường mầm non có thể áp dụng. Nó thú vị giúp kích thích tinh thần cạnh tranh lành mạnh, là cơ hội cho bé học hỏi và phát triển toàn diện.
Xem thêm: Các Trò Chơi Cho Trẻ Em Mầm Non Thú Vị Không Thể Bỏ Qua [2024]
17. Trò chơi xếp hình Lego
Trẻ em ngày nay rất hay được chơi xếp hình Lego như một hình thức giải trí lành mạnh. Lego khuyến khích bé tập trung cao độ, đồng thời phát huy sự sáng tạo độc đáo của mình.
Bộ đồ chơi Lego mang đến cho trẻ nhỏ một trải nghiệm thú vị. Trẻ càng nghiên cứu tìm tòi thì mới có thể tạo ra nhiều mô hình khác nhau.
18. Trò chơi tháp Hà Nội
Tháp Hà Nội là một trò chơi câu đố logic kinh điển. Người chơi phải di chuyển các đĩa từ một cọc sang cọc khác và phải tuân theo quy tắc không được đặt đĩa lớn hơn lên đĩa nhỏ hơn.
Ban đầu sẽ không dễ để giải được trò chơi trí tuệ cho trẻ này. Nhưng nếu có sự đồng hành của bố mẹ, các bé sẽ hứng thú và tập trung tìm được cách giải nhanh hơn.
19. Trò chơi ghép hình Puzzle
Ghép hình Puzzle là một trò chơi giải trí giáo dục phổ biến cho cả trẻ em và người lớn. Trong trò này, người chơi cần ghép các mảnh ghép để tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh.
Bố mẹ có thể lựa chọn tranh có chủ đề và độ khó phù hợp với sở thích, khả năng của các bé. Đừng nên chọn tranh quá phức tạp, sẽ khiến bé nản vì không thể hoàn thành được.
20. Trò chơi tháo băng dính
Trò chơi gỡ băng dính là hoạt động vui nhộn, giúp trẻ tư duy và tăng cường sự tập trung. Cách chơi trò này rất đơn giản nhưng hấp dẫn, bố mẹ có thể cùng con tham gia:
- Bước 1: Dán hình hoặc bức tranh lên tấm băng dính.
- Bước 2: Yêu cầu trẻ gỡ băng dính khỏi hình hoặc bức tranh.
- Bước 3: Khi trẻ gỡ được băng dính, chúng sẽ phát hiện ra một hình mới hoặc một thông điệp bí mật.
- Bước 4: Sau đó, yêu cầu trẻ ghi nhớ hình hoặc thông điệp đó và trả lời các câu hỏi
21. Trò chơi ngữ âm
Trò chơi ngữ âm giúp trẻ nhận biết và phân loại các âm trong tiếng Việt một cách sáng tạo. Ba mẹ có thể tổ chức trò chơi này tại nhà hoặc trong lớp học để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ một cách vui vẻ.
22. Trò chơi làm giàu vốn từ
Việc trau dồi vốn từ vựng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể yêu cầu trẻ liệt kê tên các loài vật mà chúng biết nhằm giúp con làm giàu vốn từ của mình.
Cha mẹ có thể đưa ra các chữ cái đầu và đề nghị trẻ kể tên các con vật bắt đầu bằng âm đó. Trò chơi trí tuệ cho trẻ này giúp kích thích khả năng lắng nghe và phản xạ nhanh nhạy của trẻ.
23. Trò chơi dấu hiệu vui nhộn
Luật chơi trò này rất đơn giản, bố mẹ sẽ mô tả đồ vật, con vật,... bất kỳ bằng hành động và lời nói. Nhiệm vụ của bé là phải đoán xem đó là cái gì và đoán đúng sẽ có một món quà nhỏ khích lệ tinh thần.
Ví dụ, bạn có thể làm động tác nhai và nói "Con vật này nhai lại cỏ", trẻ sẽ phải suy nghĩ và đoán đó là con bò. Trò chơi này không chỉ khuyến khích khả năng tư duy mà còn rèn luyện trí nhớ và khả năng liên tưởng cho trẻ.
24. Trò chơi nhận thức với màu sắc
Những trò chơi với màu sắc đa dạng, rực rỡ rất được yêu thích bởi các bé từ 3 - 5 tuổi. Bố mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động như vẽ tranh, tô màu, cắt giấy,... để trẻ nhận thức và phân biệt màu sắc ngay từ bé.
25. Trò chơi xúc cát
Trò chơi xúc cát không chỉ đem lại niềm vui mà còn kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ. Do vậy, trò này trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh trong việc giáo dục các bé.
Bố mẹ có thể chọn những mô hình đồ chơi xúc cát hiện đại, sạch sẽ và an toàn để bé chơi. Khi chơi, trẻ sẽ thao tác với những mô hình như máy xúc, cối xoay gió, máy chuyển cát,...
26. Trò chơi đóng kịch
Trò chơi đóng kịch với búp bê, thú bông,... là một hoạt động giáo dục hiệu quả và thú vị dành cho trẻ mầm non từ 3-4 tuổi. Lúc chơi, bố mẹ và các bé đều sẽ tham gia hóa hóa thân vào một nhân vật trong câu chuyện.
27. Trò chơi với đất nặn
Nặn đất sét không chỉ là trò chơi giải trí mà còn là công cụ giáo dục tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ. Khi chơi, các bé sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng vận động linh hoạt của đôi bàn tay nhỏ xinh bằng việc tạo hình các con vật yêu thích của mình.
28. Trò chơi tìm nắp hộp
Bố mẹ có thể tận dụng các vật dụng quen thuộc trong gia đình để biến chúng thành đồ chơi thông minh cho trẻ.
Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vỏ bánh, hộp có sẵn rồi tách nắp và thân hộp ra thành hai phần riêng biệt. Nhiệm vụ của trẻ là lắp ghép chúng trở lại với nhau đúng cách.
29. Trò chơi nhặt đậu
Để chuẩn bị, phụ huynh nên lựa chọn các loại đậu lớn và có màu sắc khác nhau để trẻ dễ dàng phân biệt. Tránh trộn quá nhiều loại đậu hoặc những loại có hình dạng, màu sắc quá giống nhau vì sẽ khiến trẻ nhầm lẫn.
Các trò chơi rèn luyện trí thông minh cho bé 5 - 7 tuổi
Giai đoạn 5-7 tuổi, việc rèn luyện tư duy cho bé là trách nhiệm của cả nhà trường và gia đình. Những lúc rảnh rỗi, bố mẹ có thể cùng con chơi trò chơi trí tuệ cho trẻ như một cách giúp bé vừa thư giãn, vừa học thêm kiến thức mới.
1. Trò chơi CÓ - KHÔNG
Rèn luyện tư duy và khả năng phản xạ nhanh là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Một trò chơi đơn giản nhưng hiệu quả là trò chơi câu hỏi Có hay Không.
Cha mẹ có thể soạn sẵn danh sách các câu hỏi liên quan đến thế giới xung quanh trẻ. Ví dụ: "Con chim có biết bay không?", "Bầu trời có nhiều ngôi sao không?", "Quả chanh có vị chua không?",...
Trò chơi này không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn thách thức khả năng suy luận logic của trẻ. Các bé sẽ phải nhanh chóng phân tích và đưa ra câu trả lời đúng đắn.
2. Trò chơi tô màu 3D cho mô hình
Game tô màu 3D trên ứng dụng điện thoại của Pibokid được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn cho con chơi. Game này phát triển nhằm hỗ trợ giáo dục bé phát triển về tư duy sáng tạo và kỹ năng hội họa.
Các bé từ 5 - 7 tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với việc sử dụng các thiết bị điện tử để học tập và giải trí. Do đó, tựa game tô màu mô hình 3D được nhiều phụ huynh lựa chọn để hỗ trợ trẻ:
- Phát triển tư duy trí não và thúc đẩy sự sáng tạo thông qua hoạt động tô màu.
- Làm quen với màu sắc, cách phối màu, lựa chọn mảng màu hợp lý.
- Vừa học vừa chơi một cách thoải mái để trẻ phát triển toàn diện.
- …
3. Trò chơi rút gỗ
Trò chơi rút gỗ là lựa chọn giải trí thú vị giúp rèn luyện sự tập trung và khéo léo cho các bé trên 5 tuổi. Trong trò chơi này, bé phải cẩn thận rút thanh gỗ mà không làm đổ tòa tháp.
Luật chơi đơn giản, người chơi chỉ được dùng một tay để rút khối gỗ mà không làm đổ tòa tháp. Người rút được khối gỗ cuối cùng mà không làm đổ tòa tháp sẽ là người chiến thắng.
4. Trò chơi xếp domino
Đây là một hoạt động thú vị giúp trẻ mầm non phát triển trí tuệ và sáng tạo. Trẻ sẽ tham gia xếp các khối domino và tạo ra một chuỗi liên tiếp, sau đó đánh đổ viên domino đầu tiên và quan sát chuỗi domino đổ lần lượt.
Quá trình này đòi hỏi trẻ suy nghĩ về vị trí và hướng đặt các viên domino để tạo ra chuỗi liên tiếp. Đồng thời, trò chơi còn yêu cầu sự tập trung cao để xếp các viên domino một cách chính xác.
5. Trò chơi câu cá
Mô hình câu cá với nhiều màu sắc sặc sỡ là lựa chọn của nhiều phụ huynh để cho chơi trong lúc rảnh rỗi. Qua hoạt động này, bé không chỉ học được tính kiên nhẫn khi chờ cá cắn câu mà còn phát triển kỹ năng di chuyển cần câu một cách khéo léo.
6. Trò chơi cắt dán thủ công
Để rèn luyện sự khéo léo của đôi tay của bé, bố mẹ có thể cho con chơi trò cắt dán thủ công. Đây là một hoạt động sáng tạo, phụ huynh có thể chơi cùng con và tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa.
Bố mẹ có thể tự vẽ các hình lên giấy hoặc sưu tầm các hình vẽ đã được in sẵn để sử dụng. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng cắt dán mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần hợp tác giữa ba mẹ và con.
7. Bắt cướp
Trò chơi trí tuệ cho trẻ này giúp bé phát triển kỹ năng xử lý tình huống, tư duy chiến thuật và phối hợp nhóm hiệu quả. Cả gia đình có thể tham gia cùng nhau để làm cho trò chơi trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
8. Trò chơi tìm lối đi trong mê cung
Trò chơi tìm lối đi trong mê cung là một lựa chọn phổ biến để phát triển trí tuệ cho trẻ. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng phân tích và tính kiên nhẫn, trò chơi này còn giúp bé phát triển khả năng quan sát nhạy bén.
9. Ô ăn quan
Ô ăn quan là một trò chơi dân gian quá đỗi quen thuộc để trẻ phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Khi tham gia trò chơi này, trẻ sẽ rèn luyện kỹ năng tư duy chiến thuật và tính toán làm sao để chiến thắng.
10. Trò chơi chữ cái xếp hàng
Nếu bé mới chỉ bắt đầu học bảng chữ cái, bố mẹ có thể cho con chơi xếp chữ cái theo thứ tự. Để làm điều này, bạn chỉ cần chuẩn bị một bộ sticker chữ cái hoặc bộ chữ cái từ nam châm có thể dán lên bảng từ.
Đầu tiên, hãy hướng dẫn con xếp các chữ cái lên bảng theo thứ tự rồi yêu cầu bé nhắm mắt lại. Tiếp theo, tráo đổi vị trí các chữ cái và thách thức trẻ xếp lại theo thứ tự ban đầu.
11. Trò chơi đèn xanh đèn đỏ
Khi con lên 5 tuổi là thời điểm lý tưởng để cha mẹ bắt đầu dạy bé những kỹ năng cơ bản trong giao thông. Đặc biệt là cách nhận biết các tín hiệu đèn thông qua trò chơi đèn xanh đèn đỏ.
12. Sáng tạo với thùng carton
Tận dụng thùng carton để tự tay làm đồ chơi cho trẻ là một ý tưởng sáng tạo, giúp tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Bố mẹ có thể biến chúng thành những món đồ chơi thú vị như tàu hỏa, ô tô, nhà, máy bay,...
Trong quá trình làm đồ chơi, trẻ có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năm làm đồ thủ công. Trẻ sẽ trân trọng thành quả lao động của bản thân, đồng thời học được tinh thần bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế.
13. Thi xem ai giỏi nhất
Để thực hiện trò chơi này, ba mẹ cần chuẩn bị các bức tranh đa dạng về nhiều chủ đề khác nhau. Cách chơi trò thi xem ai giỏi nhất cũng rất đơn giản:
- Bước đầu tiên, hãy cho con lựa chọn một bức tranh yêu thích. Cho con một chút thời gian để quan sát và suy nghĩ về hình ảnh đó.
- Tiếp theo, động viên và khích lệ con kể chuyện về bức tranh đó dựa trên cách hiểu và tưởng tượng của riêng mình.
14. Trò chơi trốn tìm
Luật chơi trò này rất đơn giản, một người sẽ đếm đến một con số nhất định rồi bắt đầu tìm kiếm những người còn lại. Những người được trốn phải nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp và tránh bị phát hiện.
Qua trò chơi này, trẻ không chỉ rèn luyện khả năng quan sát, phân biệt mà còn phát triển sự nhanh nhẹn trong di chuyển. Ngoài ra, tư duy tìm tòi, khám phá cũng được thách thức và trau dồi hiệu quả.
15. Trò chơi đập búa
Trò chơi này giúp bé rèn luyện phản xạ tay - mắt một cách vui nhộn và sinh động. Để phù hợp với tuổi của con, bố mẹ nên chọn mua những bộ đồ chơi đập búa gắn kèm các chữ cái cùng với hình ảnh đáng yêu và bắt mắt.
16. Trò chơi đá bóng
Các bé từ 5 - 7 tuổi đã có thể tham gia những trò chơi trí tuệ cho trẻ thiên về sự vận động nhiều hơn. Trong đó, môn thể thao rất được các bé trai yêu thích chính là đá bóng.
17. Trò chơi nhảy dây
Ngược lại, các bé gái thường thích chơi nhảy dây hơn. Trò này có thể giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhảy dây thường xuyên không những giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả mà còn rèn luyện sức khỏe. Đây quả thực là một trong những môn thể thao lý tưởng dành cho trẻ em mà bố mẹ không nên bỏ qua.
18. Trò chơi Sudoku
Sudoku là một trò chơi logic phổ biến, yêu cầu điền số từ 1 - 9 vào lưới 9x9. Luật chơi sao cho không có số nào lặp lại trong cùng một hàng, cột hoặc khối 3x3.
Đối với bé từ 5 - 7 tuổi, lúc mới bắt đầu có thể sẽ gặp một số khó khăn do cần phải suy luận nhiều. Ba mẹ có thể hướng dẫn, kiểm tra và giải thích để bé hiểu rõ, từ đó có hứng thú hơn với trò chơi trí tuệ này.
19. Trò chơi chi chi chành chành
Trò chơi tuổi thơ này không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp bé rèn luyện khả năng phản xạ rất tốt. Ba mẹ chỉ cần xòe bàn tay ra, để bé đặt ngón tay trỏ lên lòng bàn tay đồng thời đọc to bài thơ dẫn dắt. Khi đến câu cuối "Ù à ù ập", bé phải nhanh tay rút ngón tay ra khỏi lòng bàn tay của người lớn để giành chiến thắng.
20. Trò chơi kéo cưa lừa xẻ
Chắc hẳn rất nhiều bố mẹ tại đây cũng đã từng chơi trò chơi dân gian kéo cưa lừa xẻ này rồi. Tương tự như chi chi chành chành, trò chơi này đơn giản chỉ cần học thuộc bài thơ tương ứng.
Với cách chơi đơn giản nhưng hiệu quả, đây là một trò chơi trí tuệ cho bé 7 tuổi rất được yêu thích. Không chỉ giúp rèn luyện tư duy mà còn giúp bé trở nên dẻo dai và nâng cao sự linh hoạt.
21. Chơi khối Rubik
Đồ chơi khối Rubik là một lựa chọn thú vị giúp phát triển trí tuệ cho cả trẻ em và người lớn. Để giúp con làm quen với trò này, cha mẹ nên lựa chọn kích thước phù hợp với độ tuổi và khả năng của bé.
Đầu tiên, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ nhận biết và phân loại các màu sắc trên các mặt của khối. Tiếp theo, để bé xoay một mặt và làm quen với cách chơi rồi đặt ra những mục tiêu tiếp theo.
Các trò chơi trí tuệ cho trẻ 7 tuổi, 10 tuổi
Giai đoạn từ 7 - 10 tuổi, bé tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn. Lúc này, bộ não của bé đang phát triển nên việc cho con chơi trò chơi trí tuệ cho trẻ là rất cần thiết.
1. Dàn nhạc nước
Trò chơi dàn nhạc nước giúp trẻ học những kiến thức cơ bản về âm nhạc, như phân biệt các âm trầm và âm bổng. Nếu các bé thích âm nhạc, trò chơi này sẽ chắc chắn làm cho chúng cảm thấy thích thú.
2. Trò chơi chuyền bóng
Chuyền bóng là một trò chơi trí tuệ cho trẻ 10 tuổi đơn giản nhưng cũng rất vui. Khi tham gia, trẻ không chỉ được rèn luyện thể lực mà còn học cách làm việc nhóm và phối hợp với các bạn trong đội.
3. Nhảy lò cò
Trò chơi nhảy lò cò là một trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù có vẻ đơn giản, nhưng nó giúp trẻ phản xạ nhanh, khéo léo và linh hoạt.
4. Cờ tỷ phú ngân hàng điện tử
Trò chơi này là một lựa chọn thú vị, giúp phát triển trí tưởng tượng và tư duy toàn diện cho các bé trên 7 tuổi. Chỉ cần chuẩn bị một bàn cờ và các quân cờ, người chơi sẽ di chuyển quân để kiếm tiền và nhận thẻ cơ hội.
5. Học tiếng Anh qua flashcard
Hiện nay, các bé từ 7 tuổi trở lên đã tiếp xúc với tiếng Anh ở trường học của mình. Để giúp con nâng cao vốn từ vựng, ba mẹ có thể sử dụng flashcard trong các trò chơi.
Trò chơi trí tuệ cho trẻ cần 100 tấm thẻ flashcard với nhiều chủ đề khác nhau như giao thông, động vật, thực vật,... Ba mẹ chỉ cần đưa flashcard lên và yêu cầu trẻ đọc to từ vựng tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt tương ứng.
Nếu trẻ đọc được hết thẻ, hãy thưởng cho con một phần quà nhỏ để động viên. Còn nếu trẻ quên từ của một thẻ, có thể giữ lại để sử dụng trong các bài học sau.
6. Cờ vua
Cờ vua là trò chơi lý tưởng để rèn luyện tư duy logic cho trẻ ở mọi độ tuổi. Trong quá trình chơi, trẻ cần tập trung và quan sát từng nước cờ, kích thích tư duy và ra quyết định nhanh nhạy.
Ngoài việc tập trung, trẻ cũng phải sử dụng trí óc để lập chiến thuật và chiến thắng. Chơi cờ vua kích hoạt cả hai bán cầu não, giúp trẻ suy nghĩ và dự đoán các nước cờ, làm tăng cường hoạt động trí não.
7. Vận động với xe trượt scooter
Vận động thể chất là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Xe trượt scooter là trò chơi phổ biến mà trẻ 7 tuổi thích thú.
Nó giúp trẻ học cách giữ thăng bằng, cải thiện phản xạ và tăng cường thể chất. Phụ huynh có thể chơi cùng trẻ hoặc để con tham gia cùng bạn bè ở công viên hay sân chơi dưới sự giám sát của người lớn.
8. Bóng rổ
Bóng rổ là bộ môn thể thao có thể giúp trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng. Ba mẹ có thể bố trí một sân bóng rổ nhỏ tại nhà để cho trẻ thỏa sức vui chơi cùng bạn bè.
Ngoài bóng rổ, phụ huynh cũng nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động thể thao khác như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền...
Lưu ý khi áp dụng trò chơi thông minh cho trẻ
Không thể phủ nhận rằng các trò chơi trên mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi lựa chọn và áp dụng cho con em nhà mình, phụ huynh cũng nên hết sức lưu ý:
- Chọn trò chơi phù hợp: Lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.
- Tránh trò chơi không phù hợp: Không cho trẻ tiếp xúc với trò chơi dành cho người lớn khi chưa đủ tuổi.
- Thay đổi định kỳ: Thường xuyên thay đổi các trò chơi để trẻ không cảm thấy nhàm chán và có cơ hội khám phá những trải nghiệm mới.
- Hỗ trợ và định hướng: Cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ khi gặp khó khăn trong quá trình làm quen với một trò chơi mới.
- Đa dạng hóa trò chơi: Thường xuyên thay đổi các trò chơi theo độ tuổi để kích thích sự sáng tạo và phát triển toàn diện của trẻ.
Lời kết
Trên đây, Pibokid đã giới thiệu tới phụ huynh top 50+ các trò chơi trí tuệ cho trẻ trong từng độ tuổi khác nhau. Hy vọng rằng với những gợi ý này, bố mẹ sẽ cho con chơi những trò phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ.