Việc phát triển tư duy cho trẻ nên được bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu đời (đặc biệt là thời điểm từ 3 - 12 tuổi). Điều này giúp xây dựng nền móng vững chắc cho sự lớn khôn của trẻ về cả mặc trí tuệ lẫn thể chất. Hãy xem tiếp bài viết này để cùng Pibokid cập nhật những phương pháp mới nhất giúp trẻ có tư duy nhạy bén, thông minh hơn nhé!
18 cách phát triển tư duy cho trẻ đơn giản và hiệu quả
Mục lục :
Việc phát triển tư duy cho trẻ nên được bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu đời (đặc biệt là thời điểm từ 3 - 12 tuổi). Điều này giúp xây dựng nền móng vững chắc cho sự lớn khôn của trẻ về cả mặc trí tuệ lẫn thể chất.
Hãy xem tiếp bài viết này để cùng Pibokid cập nhật những phương pháp mới nhất giúp trẻ có tư duy nhạy bén, thông minh hơn nhé!
Các loại tư duy nên phát triển ở trẻ
Hầu hết các loại tư duy đều gắn liền với sự phát triển, hình thành suy nghĩ và góc nhìn của trẻ như:
1. Tư duy logic
Quá trình suy nghĩ và tìm mối liên hệ giữa các yếu tố để đưa ra kết luận hợp lý về một chủ đề được gọi là tư duy logic. Rèn luyện cách suy nghĩ logic giúp trẻ trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng cao sự sáng tạo, học tập có hệ thống,...
2. Tư duy trực quan
Cha mẹ muốn phát triển tư duy cho trẻ thì nên quan tâm đến 2 yếu tố này:
- Trực quan hành động: Trẻ có xu hướng quan sát và lặp lại các hành động xảy ra ở môi trường xung quanh (xuất hiện ở giai đoạn từ 1 - 3 tuổi).
- Trực quan hình tượng: Sự gắn kết và ghi nhớ trong trí não của trẻ nhờ hình ảnh, biểu đồ, video,... (xuất hiện ở giai đoạn từ 3 - 6 tuổi).
3. Tư duy trừu tượng
Tư duy trừu tượng chính là nhận thức lý tính - bản chất của tư duy sáng tạo. Việc phát triển tư duy cho trẻ theo hướng trừu tượng sẽ hỗ trợ nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ và trí tưởng tượng về sự vật, hiện tượng bất kỳ.
Ví dụ: Qua chương trình thế giới động vật, trẻ đã ghi nhớ được hình ảnh con voi to lớn, có cái vòi dài, bốn chân vững trãi. Khi cha mẹ nhắc đến từ “con voi”, trẻ sẽ tự liên tưởng lại những gì đã thấy trước đó.
4. Tư duy sáng tạo
Việc tưởng tượng, có phương pháp/cách thức mới, không bị gò bó bởi khuôn mẫu chính là biểu hiện của tư duy sáng tạo. Loại tư duy này sẽ kích thích trẻ suy nghĩ để tìm ra thứ độc đáo, khía cạnh mới phục vụ cho việc xử lý các vấn đề cũng như phát triển bản thân.
5. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện được hình thành thông qua việc trẻ đánh giá và phân tích các thông tin tỉ mỉ để: Nhận biết sự mâu thuẫn, lỗ hổng logic, “điểm yếu” trong một quan điểm,...
Từ đó, trẻ có thể đặt ra các ý kiến phản đối bằng lập luận chặt chẽ để thuyết phục người khác, bảo vệ quan điểm của bản thân và có thêm góc nhìn đa chiều.
Xem thêm: Tổng Hợp 16 Cách Rèn Tư Duy Cho Trẻ Từ 10 Tuổi Cho Cha Mẹ
Đặc điểm tư duy của trẻ ở từng giai đoạn
Để phát triển tư duy cho trẻ một cách toàn diện và hiệu quả, bậc cha mẹ nên biết rõ các đặc điểm ở từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 - 3 tuổi
Não bộ của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời điểm từ 1 - 3 tuổi. Tại giai đoạn này, trẻ rất tò mò và mong muốn được tiếp xúc với các sự vật xung quanh. Từ đó hình thành tư duy trực quan hành động, nhận thức và đặt nền tảng tính cách ở các độ tuổi tiếp theo.
Giai đoạn 3 - 6 tuổi
Trẻ bắt đầu quan sát kỹ càng, tập trung và ghi nhớ tính chất của sự vật. 3 - 6 tuổi là lúc trẻ thể hiện tư duy rõ ràng hơn, phụ huynh và thầy cô nên đặc biệt quan tâm về mặt giáo dục. Vì đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tiền đề của sự phát triển tư duy cho trẻ.
Giai đoạn 6 - 10 tuổi
6 - 10 tuổi thường là cột mốc cuối cùng cho sự tiến bộ vượt bật của trẻ về mặt tư duy. Sự khát khao chiến thắng, đạt thành tựu khi thi đua chính là điểm nổi bật của trẻ ở khoảng thời gian này.
Song song với đó, các bé sẽ gặp khó khăn khi bước chân vào môi trường tiểu học nguyên tắc hơn ở mẫu giáo. Cha mẹ nên nhẫn nại và chú ý uốn nắn để trẻ không bị lệch hướng, xuất hiện hành vi quá kích, lười biếng và chán học.
Xem thêm: 26 Cách Giúp Trẻ Thông Minh Hiệu Quả [Bí Quyết Từ Chuyên Gia]
Các yếu tố tác động đến tư duy ở trẻ
Quá trình phát triển tư duy cho trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi không ít yếu tố khác nhau. Suy nghĩ tích cực, hành động tốt góp phần tạo nên trí tuệ minh mẫn cho bé và ngược lại. Thông thường ở trẻ dưới 10 tuổi sẽ có 3 yếu tố tác động mạnh mẽ đến tư duy, gồm:
- Di truyền: Không thể thay đổi.
- Tính tích cực hoạt động: Ít thay đổi, đôi khi trẻ thích quan sát hơn là tham gia vào hoạt động nào đó.
- Phương pháp giáo dục: Lựa chọn cách giáo dục tốt sẽ bù đắp điểm yếu ở khía cạnh di truyền và giúp phát triển tối đa khả năng của trẻ.
Xem thêm: 16 Dấu Hiệu Trẻ Thông Minh Mà Ba Mẹ Nên Biết
Cách phát triển tư duy cho trẻ đơn giản
Pibokid đã nghiên cứu và tổng hợp được 18 phương pháp phát triển tư duy cho trẻ hiệu quả dành cho bậc cha mẹ:
1. Tập luyện thói quen đánh giá
Quá trình này sẽ gồm 3 giai đoạn: Trước, trong và sau khi thực hiện điều gì đó. Lúc này, hãy cho trẻ tự đánh giá lại công việc đã làm:
- Cơ hội trước khi bắt đầu.
- Hiệu suất của quá trình.
- Kết quả đã có được.
Chắc chắn sẽ có sai sót, tuy nhiên phương pháp này lại hỗ trợ cho trẻ hiểu sâu, nhớ lâu về vấn đề.
Ví dụ: Cho bé rửa chén, tự đánh giá và chia sẻ trải nghiệm từ công việc, rồi cha mẹ có thể chỉ ra các điểm chưa đúng, cần cải thiện.
2. Rèn luyện tư duy phản biện
Loại tư duy này bắt buộc trẻ phải quan sát, dấn thân vào tìm hiểu thông tin rõ ràng về sự vật, sự việc. Một số hoạt động phù hợp có thể thực hiện tại nhà và trường học:
- Đặt câu hỏi từ mức đơn giản đến trung bình, khá.
- Tạo điều kiện để trẻ đưa ra ý kiến, tranh luận tìm điểm chung.
- Hướng dẫn cách quan sát, gợi ý góc nhìn độc đáo hơn.
- Luôn khuyến khích các bé trải nghiệm điều mới.
- Cho trẻ tìm hiểu và liệt kê các thông tin đã thu thập.
- …
3. Xem trọng việc giáo dục tư duy từ nhỏ
Như Pibokid đã nói đến ở các phần trên, sau 10 tuổi trẻ sẽ có xu hướng không phát triển nhanh về mặt tư duy. Chính vì thế, cha mẹ cần đặc biệt chú tâm đến việc lựa chọn phương pháp giáo dục tư duy ở trẻ càng sớm càng tốt để đảm bảo tính hiệu quả.
4. Tạo trò chơi tư duy cho trẻ
Liên tục chạy theo các bài học đôi khi sẽ tạo ra áp lực và khiến trẻ dễ dàng chán nản ngay khi bắt đầu. Thay vào đó, gia đình và nhà trường nên ưu tiên phương pháp giảng dạy gắn liền với các trò chơi tư duy cho trẻ như:
- Ghép hình/xếp hình bảng chữ cái, con vật, từ tiếng Anh.
- Dạy trẻ tô màu tranh ảnh, tô tượng mô hình 3D.
- Trò chơi tìm kiếm con vật hoặc đồ vật trong hình ảnh.
- Đoán đồ vật đang giấu trong hộp dựa theo gợi ý.
- Làm bài tập phát triển tư duy cho trẻ có quà.
- …
Xem thêm: Tổng Hợp 5 Cách Dạy Vẽ Cho Bé Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhất
5. Chơi trò tô màu mô hình 3D
Hình ảnh và màu sắc là yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhận thức cũng như tư duy của trẻ ở giai đoạn từ 3 - 10 tuổi. Trò chơi tô màu mô hình 3D sẽ mang lại các lợi ích cho trẻ như:
- Trực tiếp kích thích nâng cao tư duy.
- Tăng cường sự sáng tạo.
- Giúp trẻ nhận biết màu sắc sớm hơn.
- Nâng cao khả năng tập trung.
- Cải thiện sự tự tin đối với các bé nhút nhát.
- Hỗ trợ trị liệu tâm lý căng thẳng (nếu có).
- …
Bậc phụ huynh có thể sử dụng phương pháp phát triển tư duy này thông qua trò chơi tô màu mô hình 3D được phát triển bởi Pibokid.
6. Sử dụng câu hỏi gợi mở tư duy
Sử dụng câu hỏi gợi mở “Ngoài … còn … nào khác không?” để đưa trẻ vào tình huống phải suy nghĩ khác hơn từ đó nâng cao tư duy. Cha mẹ đừng nên can thiệp quá sớm vào quá trình suy luận và không được cười nhạo trước những ý kiến chưa đúng của trẻ.
Ví dụ: Ngoài cách làm A để giải bài tập B thì còn cách nào khác không?
7. Đưa lý thuyết vào thực tiễn
Cả cha mẹ lẫn giáo viên nên phát triển tư duy cho trẻ thông qua hoạt động áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Mọi hoạt động đều yêu cầu sự sáng tạo, suy luận và mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm thú vị hơn.
Ví dụ: Hãy hướng dẫn cách trồng một cái cây và cho trẻ thực hành ngay sau đó.
8. Khuyến khích khám phá mọi thứ
Trải nghiệm thực tế giúp trẻ hình dung rõ ràng về vấn đề, hiểu rõ và ghi nhớ lâu hơn. Do đó hãy cho phép và khuyến khích con tự khám phá thế giới xung quanh để kích thích sự phát triển về tư duy.
Ví dụ: Cha mẹ dẫn bé đi siêu thị để tìm hiểu về màu sắc của các loại rau củ.
Xem thêm: Màu Sắc Ảnh Hưởng Đến Tâm Trạng Của Trẻ Như Thế Nào?
9. Làm bài tập tư duy logic
Các bài tập tư duy là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sự phát triển tư duy cho trẻ trong hầu hết các giai đoạn. Tuy nhiên, nội dung bài học cần phù hợp với độ tuổi và có hệ thống rõ ràng. Bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và mua sách phát triển tư duy cho bé để dạy học tại nhà.
10. Phát triển kỹ năng nhận thức
Kỹ năng nhận thức cũng giúp trẻ có tư duy tốt hơn và sẽ được rèn luyện thông qua các hoạt động hàng ngày như: Đi chơi, học tập, ngủ nghỉ, ăn uống,... Từ khóa để phương pháp này trở nên hiệu quả hơn là “tăng tần suất hoạt động trong ngày cho bé”.
11. Tiếp xúc với đa nguồn thông tin
Thông tin phong phú cho phép trẻ có cơ hội đánh giá và nhận thức sâu hơn. Cha mẹ và giáo viên nên tạo ra các hoạt động khai thác dữ liệu qua phim, truyện, sách báo,... ở nhiều định dạng như hình ảnh, văn bản, video, tranh vẽ,... để tăng cường phát triển tư duy cho trẻ.
12. Tạo thói quen đọc sách
Đọc sách cho phép não bộ của trẻ nhỏ thu thập, phân tích và ghi nhớ thông tin tốt hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các bé yêu thích đọc sách đều rèn luyện được bản tính nhẫn nại, kiên trì và tập trung. Dù đây là thói quen khá khó xây dựng, nhưng lại tạo ra nền tảng tư duy vững chắc cho trẻ về sau.
Xem thêm: 23 Bí Quyết Dạy Trẻ Kém Tập Trung Đơn Giản [Giúp Con Học Tốt]
13. Dùng nghệ thuật để cải thiện tư duy
Mọi hoạt động liên quan đến nghệ thuật đều là cách phát triển tư duy cho trẻ hiệu quả. Vì các bé được tự do sáng tạo, thể hiện bản thân và góc nhìn của chính mình. Pibokid gợi ý một vài hoạt động như: Tô màu, vẽ tranh, nặn tượng, lắp ráp, hát,...
Xem thêm: 23 Lợi Ích Của Việc Cho Trẻ Học Vẽ [Phát Triển Tư Duy Sớm]
14. Học chương trình nâng cao tư duy
Hiện nay không khó để tìm thấy các chương trình phát triển tư duy cho trẻ, bao gồm cả trực tuyến lẫn trực tiếp. Tuy vậy, cha mẹ nên lựa chọn nơi uy tín chất lượng, có lộ trình phù hợp với từng độ tuổi của bé để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.
15. Học cách phân biệt đồ vật
Sử dụng hình ảnh từ các tạp chí cũ để giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết và phân loại. Có 2 cấp độ:
- Đơn giản: Cha mẹ có thể miêu tả các đối tượng có trong hình ảnh và yêu cầu trẻ lặp lại tên gọi của chúng dựa trên gợi ý.
- Nâng cao: Yêu cầu trẻ phân loại các đối tượng theo tiêu chí cụ thể như loại đồ dùng, môi trường sống của con vật, nhóm nghề nghiệp.
Xem thêm: 16 Đồ Chơi Phát Triển Trí Tuệ Cho Bé [Thông Minh Vượt Trội]
16. Xây dựng công trình từ hình khối
Cha mẹ chuẩn bị các hình khối để tạo game phát triển tư duy cho trẻ thông qua hoạt động xây công trình. Hãy cho bé tự do sáng tạo và sắp xếp theo ý muốn. Sau khi hoàn tất, phụ huynh nên yêu cầu trẻ sáng tạo một câu chuyện có liên quan đến mô hình đó để kích thích trí tưởng tượng.
Lưu ý: Cha mẹ chỉ nên đặt câu hỏi “vì sao?” cho trẻ để tăng thêm khả năng tư duy. Và tránh trường hợp đánh giá/kết luận đúng sai với những tình tiết trong câu chuyện.
17. Gợi ý tìm đồ vật
Ở thời gian đầu, cha mẹ nên cho con thấy nơi đồ vật được giấu và hỏi khéo để nhờ trẻ đi tìm. Sau đó tăng độ khó lên bằng cách chỉ đưa ra gợi ý, lúc này buộc trẻ phải tự tư duy để phát hiện ra khu vực giấu món đồ đó.
Lưu ý: Dù trẻ có tìm được đồ vật hay không thì cha mẹ cũng nên dành lời khen phù hợp và tinh tế cho sự nỗ lực đó.
18. Lựa chọn trường phù hợp
Mỗi bé sẽ có một nền tảng tư duy khác nhau, vì thế phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn và lựa chọn trường học phù hợp. Cơ sở vật chất, cách giảng dạy của giáo viên và sự kết nối với bạn bè đều là gốc rễ để tạo nên quá trình phát triển tư duy cho trẻ một cách toàn diện.
Các chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển tư duy cho trẻ
Phụ huynh nên lưu ý, não bộ và tư duy ở trẻ chỉ có thể phát triển tối ưu khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bảo đảm khỏe mạnh. 9 chất quan trọng song hành cùng sự tăng trưởng của trẻ, gồm:
- Protein: Thịt, sữa, trứng, cá,... hỗ trợ kiểm soát và kích thích não phát triển.
- Glucose: Đường chuyển hóa từ ngũ cốc, hoa quả, cơm, cháo,... cung cấp năng lượng cho não.
- Chất béo: Các loại hạt cung cấp Omega 3 và 6 giúp hình thành tế bào thần kinh, truyền tín hiệu qua nơron nhanh hơn.
- DHA: Có ở lòng đỏ trứng, tim gan, dầu cá, dầu thực vật,... hỗ trợ miễn dịch, tăng khả năng hoạt động của não và thị giác.
- Vitamin: Lấy từ rau củ, hạt, trái cây,..., mỗi loại sẽ có một vai trò khác nhau (Vitamin C giúp cải thiện trí nhớ, Vitamin B tăng trao đổi chất, bơm nhiều oxy cho não,...).
- Sắt: Thịt, rau xanh, trứng, ngũ cốc,... giúp bổ máu, tăng sự tập trung và ghi nhớ lâu.
- Kẽm: Hải sản, sữa, đậu hũ, nấm,... bảo vệ tránh khỏi những tác động xấu đến trẻ.
- Canxi: Sữa, các loại đậu, hải sản,... giúp ích một phần nhỏ trong việc phát triển trí óc cho trẻ.
- Iot: Là khoáng chất quan trọng để duy trì sự phát triển ổn định đối với não, cung cấp hóc-môn tuyến giáp hỗ trợ tăng trưởng hệ thần kinh trung ương.
Lời kết
Phát triển tư duy cho trẻ không phải việc đơn giản và có kết quả ngay khi bắt đầu. Bậc cha mẹ hãy nhẫn nại để đầu tư vào nền móng vững chắc cho sự tiến bộ của trẻ trong tương lai. Pibokid sẽ luôn đồng hành cùng sự phát triển của con bạn!