Phát triển tư duy logic cho trẻ bắt đầu từ đâu
Mục lục :
Ở trẻ em phát triển năng lực tư duy logic càng sớm càng hiệu quả và chính từ những hoạt động sinh hoạt thường ngày như làm quen các con số, nhận biết điểm khác biệt, nhận biết màu sắc, chơi với cát, nước, chơi xếp hình hoặc săn tìm kho báu.
Theo các chuyên gia trẻ phát triển rất nhanh từ 2 đến 3 tuổi, do vậy trong giai đoạn này cha mẹ nên tranh thủ thiết lập năng lực cơ sở cho trẻ.
Dưới 5 tuổi là giai đoạn phát triển tư duy ngôn ngữ tốt nhất
- Dạy về con số
Toán học có tính logic nên cho phép trẻ tiếp cận toán học từ sớm có thể giúp trau dồi tư duy. Ngày nay có khá nhiều đồ chơi liên quan đến con số, tuy nhiên do bé chưa biết các con số nên cha mẹ giúp bé làm quen dần hoặc cha mẹ có thời gian chơi cùng con giúp bé làm quen các con số bé sẽ cảm thấy thú vị và vui hơn khi chơi cùng với cha mẹ.
Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều những điều xung quanh thú vị cũng liên quan đến con số, đưa nhửng con số trong thực tế để bé dần dần cảm nhận được sự hiện diện của chúng trong cuộc sống ví dụ: 1 cái bàn, 4 cái ghế, xem giờ, thi nhớ số điện thoại …
Khi trẻ lớn hơn, phụ huynh có thể đưa các phép tính đơn giản như cộng, trừ vào bài học.
- Chơi với cát và nước
Tại sao chơi với cát giúp trẻ phát triển tư duy?. Điều đầu tiên phải thừa nhận rằng trẻ em rất thích nghịch cát, đây là một sự cuốn hút tự nhiên vì chúng thích nên kích thích rất nhiều sáng tạo khi chơi với cát, đôi khi chúng tự nghĩ ra để chúng chơi.
Điều khác nữa khi chơi với cát, cát không có hình dạng cụ thể như trò chơi lắp ghép hay búp bê nên muốn chơi bé phải suy nghĩ cách giải quyết vấn đề để chơi qua thông qua đó cũng giúp cho các hành động của bé có tính toán và khéo léo từng chút một theo thời gian.
Việc trẻ sử dụng các xe chở cát đồ chơi với những hình dạng khác nhau dạy cho trẻ biết các khái niệm: ít hơn, nhiều hơn và bằng nhau. Qua nhiều lần tự mình trải nghiệm và phạm sai lầm, trẻ sẽ dần đưa ra được những dự đoán chính xác về hình dáng phù hợp để chở một lượng cát tương ứng. Các loại thìa múc, xẻng,…dạy cho trẻ các khái niệm về: đầy, thiếu, trống không, nặng, nhẹ,…Qua thời gian, trẻ dần trưởng thành, và việc phát triển các ý thức này từ sớm rất tốt có khả năng học toán học của trẻ sau này.
- Xây dựng mô hình
Việc làm quen với hình khối có thể giúp trẻ củng cố khả năng tư duy logic và hình thành trí tưởng tượng mạnh hơn. Với những hình khối khác nhau, các em sẽ học cách xếp lần lượt theo quy tắc nào để hình thành mô hình tưởng tượng.
Ngoài ra, các mô hình giúp trẻ cảm nhận về sự so sánh và hình thành khái niệm về ít, nhiều, cao, thấp, dài ngắn, to nhỏ …
Xây dựng mô hình tưởng tượng
- Câu đố
Luôn hấp dẫn và dẫn dắt suy nghĩ giúp cải thiện khả năng suy nghĩ logic, phổ biến và lâu đời nhất là giải đáp các câu đố từ toán học. Với trẻ nhỏ, mê cung tìm lối thoát hay XO là những trò chơi đơn giản nhưng vẫn đầy tính thử thách hay những câu đố về đồ vật xung quanh sẽ lôi cuốn tâm trí chúng.
- Đo lường
Việc đo lường cũng rất quan trọng trong thực tế đời sống, trong bài học ở nhà trường cũng có bài học về đo lường tuy nhiên nếu cha mẹ lồng ghép vào trò chơi thì việc học đo lường của bé sẽ thú vi và vui hơn, tất nhiên việc học vừa vui vừa thú vị giúp bé nhanh hiểu, nhanh ứng dụng và nhớ lâu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tuy duy giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng, cuộc sống sau này có dễ dàng hơn cũng nhờ vào tư duy giải quyết vấn đề nên cha mẹ hãy rèn cho bé tư duy giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng giải quyết vấn đề còn giúp trẻ tư duy, làm việc độc lập, xây dựng tính chủ động.
Trò chơi xếp hình, những vấn để phát sinh trong cuộc sống hằng ngày sẽ là cách thức phù hợp để tôi luyện kỹ năng này ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cố gắng gợi mở để con tự giải quyết đừng nên vì thương con mà làm hết bé nhà bạn sẽ ỷ lại và lười tư duy giải quyết.
- Chơi cờ bàn, chơi cờ vua
Các trò chơi cờ bàn (board games) như UNO, cờ vua, cờ tướng thường yêu cầu người chơi tính toán các cách để chiến thắng, đây là trò chơi kích thích tư duy mạnh. Cha mẹ và con có thể cùng nhau chơi cờ bàn để tăng tính gắn kết trong gia đình.
- Tìm cặp giống nhau, tìm điểm khác nhau
Sự tương đồng, điểm khác nhau đều giúp bé rèn luyện quan sát tinh vi tìm ra các đặc điểm của các hình ảnh hay của đồ vật điều này sẽ giúp cho bé rèn luyện bộ nhớ và vận động não bộ.
- Săn tìm kho báu
Vừa vận động não bộ vừa vận động cơ thể các thành viên trong gia đình gắn kết hơn. Bạn có thể xây dựng bản đồ kho báu trong nhà hoặc ngoài trời với những dạng câu đố tùy thuộc vào khả năng nhận biết của con chia đội, bàn bạc tập tư duy phán đóan. Kích thích trẻ phân tích và hợp tác hành độ, xây dựng kỹ năng giải quyết, kỹ năng hợp tác đặt nền tảng kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và cuộc sống …
- Học lập trình
Thế giới số ngày càng ảnh hưởng sâu đến cuộc sống nhân loại, bạn là ai ở độ tuổi nào, giới tính nào cũng bị chi phối bởi internet. Mặt khác phần mềm nói chung và mạng internet nói riêng đều là công cụ tuyệt vời và nguồn tri thức vô tận, rất hữu ích cho sự phát triển của bạn nếu biết sử dụng đúng cách. Tiếp cận lập trình cho các em học sinh, các bé cảm nhận thế giới số rõ ràng và sâu sắc hơn và không chỉ giúp trẻ trau dồi khả năng tư duy, đây cũng là một trong những kỹ năng đáp ứng xu hướng phát triển hiện nay.